Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (còn gọi là chụp MRI cột sống thắt lưng) là phương pháp chẩn đoán bệnh quen thuộc, thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện với những người mắc các bệnh lý về cột sống. Đây là một kỹ thuật hiện đại, an toàn và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao.
Bài viết được tư vấn chuyên môn Trung tâm thông tin y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng hay còn gọi là chụp MRI cột sống thắt lưng, là phương pháp chẩn đoán y khoa hỗ trợ tích cực cho việc đánh giá, phát hiện các bệnh lý tại cột sống thắt lưng. Vậy, khi nào bạn cần thực hiện MRI cột sống thắt lưng? Chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng có quy trình, ưu điểm như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Cột sống thắt lưng là bộ phận cơ thể gồm 5 đốt sống: L1 đến L5. Vì có trách nhiệm phải chịu sự tác động từ toàn bộ sức nặng của cơ thể, những đốt sống thắt lưng này thường to và khỏe hơn so với những đốt sống khác ở phần cột sống.
Bộ phận này có đặc điểm: than đốt sống có hình trụ, lỗ đốt sống nhỏ hình tam giác, chiều trước/sau sẽ lớn hơn chiều ngang. Đồng thời đoạn lưng của phần cột sống sẽ có độ cong và tương đối lõm về sau. So với phần phía sau thì chiều cao ở trước thân sống của cột sống thắt lưng sẽ lớn hơn ở L1, L2, đoạn trung gian ở L3 và sẽ sở hữu kích thước nhỏ hơn đốt sống L4, L5.
MRI cột sống thắt lưng là phương pháp sử dụng từ trường, sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh cột sống thắt lưng (bao gồm: xương, đĩa đệm và các cấu trúc khác ở phần thắt lưng) một cách chi tiết nhất. Thông qua hình ảnh thu được, các bác sĩ sẽ đánh giá, tầm soát, chẩn đoán các bệnh lý cột sống thắt lưng liên quan.
MRI cột sống thắt lưng khác với kỹ thuật chụp CT scan và chụp X-quang vì kỹ thuật này không sử dụng tia bức xạ, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một thiết bị quét MRI được cấu tạo gồm 1 nam châm hình bánh rán và 1 đường hầm nằm ở trung tâm. Khi chụp, thiết bị này sẽ thực hiện hàng triệu phép tính để có thể tạo ra hình ảnh của các cơ quan, bộ phận cơ thể. Các hình ảnh thu được là hình 3 chiều sắc nét tại vị trí nơi tia vô tuyến quét qua, giúp hiển thị hầu hết các cấu trúc tại vùng thắt lưng, bao gồm: tín hiệu tủy xương tại thân sống, mô mềm, thành phần của rễ và dây thần kinh cột sống thắt lưng, mấu khớp và dây chằng.
Kết quả chụp sẽ giúp bác sĩ xác định các vấn đề xảy ra ở cột sống, thắt lưng, đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Chụp MRI cột sống thắt lưng cũng được đảm bảo không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.(1)
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ hình ảnh thu được phản ánh cụ thể hầu hết các bệnh lý ở cột sống: thoái hóa cột sống, u/nang ống sống, thoát vị đĩa đệm,….
Không giống như những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, MRI cột sống thắt lưng có thể cho kết quả đánh giá từ giai đoạn đầu tiên của vấn đề thoái hóa cột sống. Cụ thể có thể kể đến việc phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm với những triệu chứng không rõ ràng thường sẽ khiến người bệnh chủ quan. Điều này giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng có thể giúp bác sĩ điều trị phát hiện ra những bệnh lý sau:
Bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng đối với những người bệnh có những triệu chứng như:
Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng nếu đây là đối tượng được lên lịch để phẫu thuật vùng cột sống.(2)
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được thực hiện trong một không gian kín và tiếng ồn lớn do nam châm tạo ra có thể khiến một số người bệnh cảm thấy sợ hãi trong quá trình chụp.
Dù sở hữu mức độ an toàn cao hơn so với kỹ thuật chụp CT hay X-quang nhưng chụp MRI cột sống thắt lưng vẫn tồn tại nguy cơ dị ứng nhẹ khi sử dụng chất tương phản. Mặc dù kỹ thuật này không sử dụng tia bức xạ X nhưng việc sử dụng hệ từ trường mạnh có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị cấy ghép y tế có trong cơ thể.
Đầu tiên, người bệnh cần giữ nguyên tư thế cố định vì nếu người bệnh di chuyển sẽ làm cho hình chụp không rõ nét dẫn đến việc sai lệch kết quả chụp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn với việc chẩn đoán bệnh lý của bác sĩ điều trị.
Thiết bị thực hiện MRI quét nhiều lần và kèm theo đó chính là tiếng ồn khá lớn. Tuy nhiên ở bước chuẩn bị người bệnh đã được bảo vệ tai nên cảm giác khó chịu vì tiếng ồn sẽ không quá nhiều. Trong quá trình chụp người bệnh có thể sẽ cảm thấy nóng bức, tuy nhiên sẽ không cảm thấy bất kỳ cảm giác đau đớn nào.
Tùy vào từng thiết bị chụp mà tổng thời gian chụp của từng bệnh nhân sẽ dao động từ 30 đến 60 phút. Đặc biệt đối với thiết bị chụp MRI hiện đại nhất thì thời gian chụp chỉ từ 10 – 15 phút.
Sau quá trình chụp MRI, bàn trượt sẽ đẩy ra ngoài, kỹ thuật viên chụp MRI sẽ giúp người bệnh bước ra khỏi bàn chụp. Nếu người bệnh có sử dụng thuốc an thần sẽ được hướng dẫn di chuyển đến khu vực phục hồi để chờ tỉnh táo, sau đó có thể ra về. Đa phần các loại thuốc an thần sẽ hết tác dụng sau 1 – 2 giờ đồng hồ, người bệnh có thể trở về trạng thái sinh hoạt bình thường.
Thông thường, việc sử dụng kỹ thuật chụp MRI cột sống thắt lưng để đánh giá bệnh lý sẽ không cần phải tiêm thuốc đối quang từ. Tuy vậy, ở các trường hợp cần đánh giá mức độ tổn thương ở mô mềm, phát hiện khối u, đánh giá tình trạng nhiễm trùng thì cần phải thực hiện kỹ thuật chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ.
Thực tế, thuốc đối quang từ rất an toàn, loại thuốc này được sử dụng trong y khoa với mục đích tạo các tương phản để những hình ảnh bị tổn thương hiện rõ ràng hơn. Thế nên, việc sử dụng thuốc này sẽ không gây ra nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Chỉ có rất ít trường hợp người bệnh bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc sẽ xảy ra các vấn đề: ngứa da, buồn nôn, nhức đầu,… Tuy nhiên những phản ứng này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ ngăn chặn cơn dị ứng một cách nhanh chóng nhất.
Hiện nay, ở mỗi cơ sở y tế chi phí cần phải trả cho kỹ thuật chụp MRI cột sống thắt lưng sẽ khác nhau. Bởi lẽ, mức chi phí này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, cụ thể:
Thông thường, người bệnh cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị thì mới được chụp MRI cột sống thắt lưng.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc nên chụp MRI ở đâu thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bệnh viện sử dụng hệ thống máy chụp MRI 1.5 – 3 Tesla hiện đại hàng đầu, thương hiệu Siemens đến từ Đức. Đây là thiết bị có cấu trúc an toàn, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, đồng thời cho ra được hình ảnh chất lượng cao. Thiết bị chụp MRI này đã có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của thiết bị chụp MRI đời cũ.
Ngoài ra, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can Thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý nói chung và thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những kiến thức chuẩn y khoa về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng mà nhiều người bệnh quan tâm. Hãy đến thăm khám và nhận chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng từ bác sĩ ở bệnh viện uy tín để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh lý ở cột sống một cách hiệu quả nhất.