Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có khoảng 10% những người sống sót sau đột quỵ hồi phục gần như hoàn toàn; 10% khác cần được chăm sóc trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác; 1/4% phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ; 40% bị suy giảm chức năng từ trung bình đến nặng.
Đột quỵ ảnh hưởng đến khoảng 795.000 người Mỹ mỗi năm và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 5 tại nước này. Đột quỵ cũng được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật lâu dài ở người trưởng thành. Tuy vậy, nếu được chăm sóc tốt sau đột quỵ, người bệnh có thể phục hồi một phần hoặc toàn phần để tái hòa nhập cuộc sống.
Phục hồi chức năng sau đột quỵ là giúp người bị đột quỵ học lại các kỹ năng bị mất đột ngột khi một phần não bị tổn thương. Điều quan trọng trong phục hồi chức năng là bảo vệ cá nhân khỏi sự xuất hiện về các vấn đề y tế mới, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương do ngã hoặc hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu ở chân, phổi.
Nghiên cứu cho thấy, yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chương trình phục hồi chức năng thần kinh nào là cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh việc thực hành lặp đi lặp lại khi học một kỹ năng mới, chẳng hạn như chơi piano. Chương trình phục hồi chức năng thần kinh phải được tùy chỉnh phụ thuộc vào những kỹ năng bị suy giảm do đột quỵ, chẳng hạn như yếu, liệt, kém phối hợp động tác, khó đi lại, mất cảm giác, các vấn đề về hoạt động bàn tay, mắt nhìn kém hoặc khó nói hoặc khó hiểu.
Nghiên cứu sử dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến cho thấy, các chức năng trước đây nằm trong vùng não tổn thương sẽ di chuyển đến các vùng não lành khác và thực hành giúp thúc đẩy quá trình tua lại của các mạch não (gọi là sự dẻo dai thần kinh). Phục hồi chức năng cũng dạy những cách mới để làm quen với để những khuyết tật còn lại của người bệnh. Ví dụ, người bệnh có thể cần học cách tắm và mặc quần áo chỉ bằng một tay hoặc cách giao tiếp hiệu quả với các thiết bị hỗ trợ nếu khả năng sử dụng ngôn ngữ bị ảnh hưởng.
Mức độ nghiêm trọng của biến chứng đột quỵ và khả năng hồi phục của mỗi người rất khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia vào một chương trình phục hồi chức năng đột quỵ tập trung, hoạt động tốt hơn hầu hết những người không được phục hồi chức năng đột quỵ.
Người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp sau để phục hồi chức năng sau đột quỵ
Các hoạt động thể chất được hỗ trợ bởi công nghệ có thể bao gồm:
Các liệu pháp thử nghiệm bao gồm:
ThS.BS Phan Thị Ngọc Lời, Chuyên khoa Nội thần kinh BVĐK Tâm Anh cho biết, việc phòng ngừa tái đột quỵ rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng đột quỵ.
Theo số liệu của Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS), có khoảng 200.000 ca đột quỵ tái phát mỗi năm ở Mỹ xảy ra ở những người trước đó từng bị đột quỵ.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, đã có những cải thiện trong việc ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác thông qua việc điều chỉnh lối sống kết hợp với các biện pháp can thiệp bằng thuốc. Một số yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát bao gồm:
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ
Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ như thế nào có thể phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm:
Nên bắt đầu quá trình phục hồi chức năng trong vòng từ 24 – 48 giờ sau khi bị đột quỵ, ngay khi người bệnh đang ở trong bệnh viện. Việc đầu tiên mà bác sĩ cần làm là giúp người bệnh thực hiện một số động tác một cách độc lập, thông qua một loạt các bài tập vận động (có sự hỗ trợ hoặc tự thực hiện) để củng cố và tăng khả năng vận động ở các chi bị giảm chức năng do đột quỵ.
Người bệnh có thể cần học cách ngồi dậy, di chuyển giữa giường và ghế mà có hoặc không có sự trợ giúp. Thời điểm này, họ cũng có thể thực hiện các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày như tắm, mặc quần áo và sử dụng nhà vệ sinh.
Việc phục hồi chức năng đột quỵ càng sớm, người bệnh càng có nhiều cơ hội lấy lại các khả năng và kỹ năng đã mất. Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của bác sĩ là:
Thời gian phục hồi chức năng đột quỵ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và các biến chứng liên quan. Một số người sống sót sau đột quỵ phục hồi nhanh chóng. Nhưng hầu hết đều cần một số hình thức phục hồi chức năng đột quỵ lâu dài, có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm sau khi bị đột quỵ.
Kế hoạch phục hồi chức năng đột quỵ sẽ thay đổi trong quá trình hồi phục khi người bệnh học lại các kỹ năng. Với việc luyện tập liên tục, người bệnh có thể tiếp tục đạt được lợi ích theo thời gian.
Trước khi xuất viện, người bệnh đột quỵ và người nhà sẽ được bác sĩ tư vấn nơi chăm sóc sau đột quỵ phù hợp. Nhiều người bệnh sau đột quỵ có thể trở về nhà, nhưng cũng có một số người bệnh phải chuyển đến cơ sở y tế phục hồi chức năng.
Có thể là cơ sở tự do hoặc là một phần của các khu trong bệnh viện. Thời gian lưu trú tại cơ sở thường từ 2-3 tuần và người bệnh sẽ có một chương trình phục hồi chức năng phối hợp, chuyên sâu.
Chương trình được thực hiện ít nhất 3 giờ trị liệu tích cực mỗi ngày với lịch trình 5 hoặc 6 ngày/tuần. Một loạt các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm bác sĩ theo dõi toàn thời gian; tiếp cận với đầy đủ các kỹ thuật viên chuyên về phục hồi chức năng sau đột quỵ và các thiết bị chuyên dụng hơn.
Thường là một phân khu của bệnh viện. Tại đây, người bệnh sẽ được tiếp cận với các bác sĩ cũng như các kỹ thuật viên chuyên về phục hồi chức năng đột quỵ. Người bệnh có thể mất vài giờ, thường là ít nhất 3 lần mỗi tuần tại cơ sở để tham gia vào các buổi trị liệu phối hợp sau đó trở về nhà.
Các cơ sở ngoại trú toàn diện thường cung cấp các chương trình điều trị cường độ cao như các cơ sở nội trú, nhưng họ cũng có thể đưa ra các phác đồ ít đòi hỏi hơn, tùy thuộc vào khả năng thể chất của người bệnh.
Cơ sở điều dưỡng có tay nghề cao cung cấp các loại hình chăm sóc khác nhau và thường chú trọng nhiều hơn vào việc phục hồi chức năng, trong khi các viện dưỡng lão truyền thống nhấn mạnh vào việc chăm sóc nội trú. Cơ sở điều dưỡng sẽ cung cấp ít giờ trị liệu hơn và người bệnh ít được gặp bác sĩ hơn so với các đơn vị phục hồi chức năng nội trú.
Cho phép bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng theo nhu cầu cá nhân một cách linh hoạt. Ví dụ như, cho phép người bệnh thực hành các kỹ năng và phát triển các chiến lược bù đắp trong môi trường sống của mình.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là, người bệnh có thể sẽ không được tiếp cận với các thiết bị chuyên dụng như ở cơ sở phục hồi chức năng truyền thống. Phục hồi chức năng tại nhà có thể bao gồm việc tham gia vào mức độ trị liệu chuyên sâu vài giờ mỗi tuần hoặc theo một chế độ ít đòi hỏi hơn.
Các chương trình phục hồi chức năng tại nhà thường phù hợp nhất cho những người chỉ cần điều trị bằng một loại chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng. Một thử nghiệm phục hồi chức năng đột quỵ gần đây cho thấy, việc phục hồi thăng bằng và vận động chuyên sâu tại nhà tương đương với việc tập luyện trên máy chạy bộ tại một cơ sở phục hồi chức năng trong việc cải thiện khả năng đi lại.
Tình trạng khuyết tật người bị đột quỵ trải qua và sự phục hồi cần thiết phụ thuộc vào kích thước của não và các mạch não cụ thể bị tổn thương. Bộ não có một khả năng nội tại để điều chỉnh sau một cơn đột quỵ, dẫn đến một số chức năng có thể được cải thiện trong nhiều tháng đến nhiều năm. Mặc dù việc phục hồi chức năng không đảo ngược tổn thương não, nhưng về cơ bản, điều này có thể giúp người bệnh cải thiện được một số chức năng bị mất sau đột quỵ tốt nhất về lâu dài. – Bác sĩ Ngọc Lời nhấn mạnh.
Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh uy tín, trong đó có cả việc chăm sóc, phục hồi sau đột quỵ. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ giúp chẩn đoán, điều trị bệnh trúng đích và phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.
Để đặt hẹn thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh vui lòng liên hệ:
Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
● Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội
Đặt lịch khám: 024 3872 3872 – 024 7106 6858“>024 3872 3872 – 024 7106 6858
● TP.HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Đặt lịch khám: 0287 102 6789 – 093 180 6858“>0287 102 6789 – 093 180 6858
● Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
● Website: https://tamanhhospital.vn