Biến chứng sau ghép sọ có thể gặp là tụ máu dưới da, viêm màng não, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ… Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ xử trí bằng các giải pháp khác nhau, mang lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất cho người bệnh.
Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Phẫu thuật ghép sọ thường được thực hiện để sửa chữa vùng xương sọ bị mất đi do chấn thương sọ não. Phương pháp này có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bị mất một phần sọ não. Vậy, phẫu thuật ghép sọ có nguy hiểm không hay mổ ghép sọ có nguy hiểm không? Biến chứng sau ghép sọ có thể gặp là gì?
Ghép sọ não là phương pháp giúp khắc phục, tái tạo tình trạng khuyết xương sọ. Sau chấn thương sọ não hay các bệnh lý thần kinh sọ não (như u não, phù não…) có thể gây hủy hoại sọ, người bệnh có thể bị mất một phần xương sọ. Ghép sọ não là cách để hoàn thiện phần sọ bị khuyết nhằm bảo vệ tối ưu mô não, bảo vệ sức khỏe và tính thẩm mỹ cho người bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp ghép sọ não chính là ghép sọ não tự thân và ghép sọ não bằng vật liệu nhân tạo: (1)
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh, mặc dù có thể có một số biến chứng sau ghép sọ nhưng kỹ thuật này vẫn là giải pháp hữu ích, cần thiết, giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh tối ưu. Bởi vì khi bị khuyết sọ, mô não tại vùng này sẽ không được bảo vệ và dễ chịu tổn thương. Người bị khuyết một phần xương sọ có thể gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, suy giảm ý thức, rối loạn cơ vòng… Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị động kinh hoặc yếu liệt hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, khuyết xương sọ còn gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti về ngoại hình. Việc thực hiện phẫu thuật ghép khuyết sọ sẽ giúp người bệnh lấy lại phần nào diện mạo ban đầu, cải thiện chất lượng sống.
Phẫu thuật ghép sọ não là một kỹ thuật cần chuyên môn cao, tay nghề dày dạn kinh nghiệm của bác sĩ. Giống như nhiều phẫu thuật điều trị các bệnh lý khác, phẫu thuật ghép sọ có thể gây ra một số rủi ro nhất định, thậm chí người bệnh bị thương tật vĩnh viễn. (2)
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết trường hợp phẫu thuật ghép sọ não mang lại hiệu quả cao, thành công, người bệnh được cải thiện sức khỏe tổng thể một cách tối ưu. Để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng sau ghép sọ, người bệnh cần thăm khám điều trị kịp thời, chọn bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thần kinh uy tín, được trang bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thần kinh.
Người bệnh có thể gặp một số rủi ro, biến chứng sau ghép sọ não. Các rủi ro, biến chứng nhất định có thể gặp sau ghép sọ não bao gồm: (3)
Tùy vào mức độ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ có những can thiệp phù hợp. Một số trường hợp, ví dụ chảy dịch sau ghép sọ bất thường, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật lần nữa để dẫn lưu bớt lượng dịch tích tụ hoặc thay thế mảnh ghép sọ mới.
Sau phẫu thuật ghép sọ não, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như vết mổ bị sưng tấy, chảy dịch, chảy máu, cơ thể sốt cao, mệt mỏi… người bệnh cần sớm thông báo cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngay cả khi bản thân không có dấu hiệu gặp rủi ro hay biến chứng sau ghép sọ não, người bệnh cũng cần đến bệnh viện thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các biến chứng có thể xảy ra như viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng, hoại tử… cần được phát hiện, can thiệp kịp thời.
Để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, rủi ro, biến chứng sau ghép sọ não, sau phẫu thuật người bệnh cần được theo dõi toàn diện, cụ thể như sau:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những thông tin cơ bản về các rủi ro, biến chứng sau ghép sọ có thể xảy ra và cách xử trí. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề mổ ghép sọ có nguy hiểm không, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được bác sĩ tư vấn chi tiết.
Agrawal, A., & Garg, L. N. (2011). Split calvarial bone graft for the reconstruction of skull defects. Journal of Surgical Technique and Case Report, 3(1), 13. https://doi.org/10.4103/2006-8808.78465
Cranioplasty. (2022, March 3). Hopkinsmedicine.org. https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/cranioplasty