Bệnh gút có ăn được xôi không là một trong những thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải bệnh này. Gút là bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để kiểm soát sức khỏe hiệu quả, hạn chế các cơn đau. Do đó, những câu hỏi như “Dinh dưỡng dành cho người bị gút như thế nào?”, “Người bệnh gút có ăn được xôi không?”… sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bệnh gút là một dạng viêm khớp thường gặp, gây ra cơn đau khớp – triệu chứng điển hình của bệnh.
Gút là tình trạng dư thừa acid uric của cơ thể. Các tinh thể urat sản sinh từ lượng acid uric dư thừa sẽ tích tụ bên trong khớp, lâu dần sẽ lắng động vào phần mềm quanh khớp. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút. Quá trình tích tụ này có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài mà không có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ biết mình bị gút khi cơn đau đã xuất hiện.
Purine là một chất tồn tại trong đa dạng các loại thực phẩm với hàm lượng khác nhau. Thịt đỏ và hải sản là những thực phẩm chứa hàm lượng purine cao. Ví dụ 100 gr thịt heo chứa đến hơn 200 mg Purine; 100 gr cua chứa khoảng 152 mg purine.
Cơ thể tiêu hóa purine trong thực phẩm bằng cách sản sinh ra acid uric để thực hiện chức năng này. Nếu lượng purine nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sản sinh dư thừa lượng aicd uric và gây ra bệnh gút.
Do vậy, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành nên thu nạp tối đa 400 mg purine/ngày để không bị dư thừa lượng acid uric, tăng nguy cơ bị bệnh gút.
Bệnh gút có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi nhóm tuổi. Dù vậy, thống kê các ca bệnh cho thấy phụ nữ có khả năng bị gút cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trung niên, sau khi mãn kinh. Cần lưu ý rằng, bệnh gút không thể điều trị hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể kiểm soát lượng acid uric bên trong cơ thể để không bị tái phát cơn đau gút.
Do đó, cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người bị gút và tạo dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người bệnh duy trì lượng acid uric ổn định hơn.
Để biết người bệnh gút có ăn được xôi không thì cần hiểu rõ thành phần dinh dưỡng có trong món ăn này.
Thành phần chính của xôi là gạo nếp. Trong 100 gr gạo nếp chứa 50.3 mg purine. Một phần xôi có thể dao động từ 150g – 250g, tương đương với lượng purine dao động từ 75.5 – 125.75 mg. Nếu không tính những thức ăn đi kèm thì 125.75mg là lượng purine từ xôi khá an toàn. Do đó, người bệnh gút có thể ăn được xôi, tuy nhiên cần kiểm soát lượng xôi và các thức ăn đi kèm nếu có.
Nếu xôi là món ăn an toàn cho người bệnh gút, gạo nếp từ xôi cũng cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo đó, trong 100g gạo nếp chứa: 97kcal (chỉ số năng lượng), 8.2g đạm, 74.9g tinh bột, 32 mg canxi, 282 mg kali, 1.2mg sắt, 1.5g chất béo; các vitamin như A, C, D, B-1, B-2, E… (1)
Xôi nhìn chung không gây hại cho người bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gout cần lưu ý với các loại xôi mặn, ăn kèm với thịt. Bởi vì thịt đỏ, thịt gà, hải sản và nội tạng động vật là những loại thực phẩm giàu purine, đòi hỏi người bệnh gút cần ăn có kiểm soát để tránh rơi vào tình trạng dư thừa acid uric. (2)
Ngoài ra, đậu xanh và đậu phộng cũng là được xếp vào các loại thực phẩm có lượng purine tương tối cao ( 50 – 150mg purine/100g). Người bệnh gút cũng cần chú ý khi ăn các món xôi đi kèm với 2 loại đậu này.
Như vậy, trong các món xôi phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, người bệnh gút không nên ăn, hoặc ăn có kiểm soát các món như: xôi mặn, xôi xéo, xôi đậu phộng, xôi đậu xanh. Bởi vì những thức ăn kèm trong các loại xôi này đều có lượng purine từ trung bình đến cao (thịt heo, gà, nội tạng động vật, đậu phộng, đậu xanh,…)
Người bệnh gút có thể lựa chọn các món xôi đảm bảo cho sức khỏe hơn như: xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi hạt sen, xôi khoai mì… vì chứa các loại đậu, hạt có lượng purine thấp, và hàm lượng dưỡng chất cao.
Gạo nếp là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút với lượng purine thấp. Dù vậy, chế độ dinh dưỡng tốt dành cho người bệnh gút là cân bằng các nhóm chất và hạn chế các thực phẩm giàu purine. (3)
Với 100 gr gạo nếp nấu chín, có chỉ số năng lượng lên đến 344 kcal, cao gấp 3 lần so với 100gr gạo thông thường. Chỉ số GI trong gạo nếp >73, được xếp vào các thực phẩm có lượng đường huyết cao. Không chỉ người bệnh gout và bất cứ ai cũng nên kiểm soát các thực phẩm có lượng đường huyết cao để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, thừa cân – béo phì…
Gạo nếp cẩm sẽ là một lựa chọn thay thế tốt cho gạo nếp với chỉ số GI khoảng 42,3. Hơn nữa, gạo nếp cẩm còn có những công dụng khác như:
Nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng nhất cho người bệnh gút là hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm chứa lượng purine cao. Việc này giúp người bệnh kiểm soát tốt nồng độ acid uric, hạn chế bệnh gút trở nặng hơn hoặc tái phát. Ngoài ra, cần xây dựng một chế độ ăn cân bằng các chất đa lượng gồm: tinh bột, đạm và chất béo tốt. Nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, xây dựng nền sức khỏe toàn diện.
Thực phẩm mà người bệnh gút cần hạn chế: (4)
Tham khảo: Một số loại cá tốt cho người mắc gout
Thực phẩm người bệnh gút nên ăn gồm:
Nguyên tắc cuối cùng mà người bệnh gout cần lưu ý là uống đủ nước. Điều này rất cần thiết cho người bệnh gout trong và sau quá trình điều trị bệnh.
Nước đóng vai trò là chất bôi trơn cho khớp, hỗ trợ duy trì tính linh hoạt trong chuyển động. Ngoài ra, nước cũng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric, giúp việc điều trị bệnh được diễn ra tối ưu trong thời gian ngắn.
Người bệnh gút nên uống những loại nước sau đây:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Người bệnh gút ăn xôi được không là một thắc mắc chung khi nói về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Xôi được làm từ những thành phần có lượng purine thấp, vì vậy không gây nguy hiểm hay chống chỉ định ăn cho người bệnh gout. Quy tắc này áp dụng tương tự với đồ nếp. Tuy nhiên, hạn chế tối đa dung nạp purine và cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa giúp người bệnh quản lý tốt chỉ số acid uric và tình trạng sức khỏe xương khớp của mình.