Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric tích tụ trong khớp, thường ở bàn chân và ngón chân, kèm theo các cơn đau dữ dội, sưng đỏ và cứng khớp. Bệnh gout có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau, trong đó dinh dưỡng quyết định một phần rất quan trọng trong việc điều trị. Bệnh gout có ăn cá được không là câu hỏi quen thuộc mà các bác sĩ thường nhận được khi tư vấn cho người bệnh gout.
Có rất nhiều thông tin cho rằng, nếu mắc bệnh gout bạn không nên ăn cá, vì nó chứa rất nhiều purin. Thực sự, có nhất thiết phải loại bỏ cá ra khỏi thực đơn ăn uống của người bệnh gout hay không, hãy cùng tìm hiểu rõ xem thành phần dinh dưỡng và những lưu ý nào khi ăn cá.
Bệnh gout có ăn cá được không là câu hỏi được rất nhiều quan tâm. Đáp án là bệnh gout hoàn toàn có thể ăn cá được và nên ăn hầu hết các loại cá tươi để cung cấp đủ lượng axit béo omega-3, các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể, nhưng nên lưu ý hàm lượng purines và mức thủy ngân trong cá, để có thể tính toán được các chất đưa vào cơ thể.
Purines là chất hóa học hữu cơ có trong một số loại thực phẩm, nếu purin có trong cơ thể lâu dần sẽ tích tụ thành axit uric dư thừa trong máu, trong khớp gây ra đau, sưng đỏ – là các hiện tượng liên quan của bệnh gout. Do đó, bạn cần cung cấp nguồn purines lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tất cả các loại cá nên được ăn ở mức độ vừa phải nếu bạn bị bệnh gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh gout do tăng axit uric trong máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cá có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp và đặc biệt là bệnh gout. Nếu bạn ăn cá mỗi tuần có thể làm giảm thoái hóa khớp rất nhiều, kiểm soát được cả lượng insulin trong cơ thể, giảm nguy cơ bệnh bệnh tiểu đường.
Cá là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, axit béo omega… Tuy nhiên, một số loại cá có chứa nhiều chất có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Người bệnh gout có thể ăn các loại cá béo với một lượng vừa phải như cá hồi, cá trích, cá diêu hồng, cá rô, cá lóc… sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát cơn đau do bệnh gout. Bạn cần theo dõi lượng thủy ngân có trong cá khi lựa chọn ăn, đa số các loại cá lớn có hàm lượng thủy ngân cao hơn cá nhỏ. Bên cạnh đó, hàm lượng purin cũng cần lượng quan tâm, nên chọn cá có ít hơn 100mg purin/100g khẩu phần. Ăn cá điều độ và chọn đúng loại cá phù hợp, điều này tốt cho sức khỏe của bạn.
Bệnh gout có thể ăn cá, nhưng cần lưu ý quan trọng những loại có có chứa từ 100 – 400 mg purin/100g khẩu phần thì hoàn toàn không phù, nên hạn chế ăn.
Người bệnh gout nên tiêu thụ vừa phải các loại cá sau:
Cá hồi có nhiều vitamin, khoáng chất và giàu axit béo omega-3, là chất rất tốt giúp giảm tình trạng viêm sưng khớp. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cứ trong 100g cá hồi có chứa từ 150 – 850mg purin, mà người bệnh gout nên ăn dưới 100mg/ngày. Nên cần ăn một lượng vừa phải để tránh gia tăng các cơn đau thứ cấp của bệnh gout.
Xem thêm một số lợi ích của cá hồi đối với bệnh nhân bị gút tại bài viết này
Bệnh gout có thể ăn được các loại cá sông, cá đồng, cá thịt trắng như cá lóc đồng, cá rô, cá chép…, nhưng cần chế biến cá lóc đồng đúng cách, nên chọn cá tự nhiên, có hàm lượng purin dưới 100mg để tốt cho sức khỏe.
Một số loại cá biển và hải sản như:
Đây là các loại cá chứa nhiều purin, trung bình từ 150 – 800mg purin/100g cá, nên có thể loại bỏ khỏi thực đơn của người bệnh gout, để tránh hình thành axit uric. Lưu ý nhỏ là cá và hải sản sẽ an toàn nếu bạn chế biến đúng cách vẫn có thể làm giảm tiêu thụ lượng purin dư thừa.
Trong bữa cơm gia đình người Việt thường xuyên xuất hiện các món cá. Nhưng với người bệnh gout chỉ nên ăn cá 2 lần/tuần và không nên ăn nhiều dầu mỡ. Cùng xem gợi ý cách chế biến 2 món cá quen thuộc, thơm ngon cho bữa ăn hàng ngày.
Cá rô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, protein, vitamin B12, selen, kali…, giá thành lại rẻ nên phù hợp cho mâm cơm gia đình. Củ nghệ chứa hoạt chất có thể ức chế các hóa chất gây viêm, rất tốt cho những người viêm xương khớp.
Cách chế biến cá rô kho nghệ thơm ngon, đậm đà:
Cá chép được xem là một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như chất béo tốt, glycine, axit glutamic, thớ thịt trắng ngọt, ít xương, mùi vị thơm ngon và có đặc tính kháng viêm tốt. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g thịt cá chép tươi có chứa 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 2,7mg vitamin PP…
Chế biến cá chép hấp sẽ giữ được nguyên vị ngon ngọt của thịt cá và chất dinh dưỡng nhiều nhất. Các bước thực hiện món cá chép hấp ngon như sau:
Có nhiều cách để chế biến các món cá như hấp, chiên, kho, xào, thậm chí là ăn sống sashimi. Nhưng với người bệnh gout bạn thêm kho nhạt, hấp… để đảm bảo được chất dinh dưỡng, tránh ăn sống hay chiên, nướng ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng nồng độ axit uric.
Bạn có thể ăn cá hồi, cá ngừ, cá da trơn, cá hồng, cá rô phi, cá bơn, cá trắng, cá tuyết chấm đen và nhiều loại cá khác, nhưng một lượng vừa phải cho phép trong tuần, dưới 100mg/100g cá là được. Tránh ăn các loại cá cơm, cá mòi, cá trích…, chúng có chứa hơn 150mg/100g cá.
Chú ý: Người bị bệnh gout nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bệnh gout nên thận trọng về hàm lượng purin trong cá nhưng vẫn nên ăn cá để có được chất axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, chống viêm, sưng. Thay đổi chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm chứa ít purin: các loại hạt, ngũ cốc, rau cải, trái cây táo, cherry, kiwi,…
Chế biến thức ăn dạng hấp, luộc, ăn cá điều độ và tiêu thụ lượng thức ăn an toàn, vừa phải theo quy định của chuyên gia dinh dưỡng để tránh tích tụ axit uric và làm bùng phát các cơn đau của bệnh gout. Kết hợp nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt, hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt hơn.
Với đội ngũ chuyên gia Cơ xương khớp Nội khoa và Ngoại khoa chuyên môn cao, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong Điều trị Cơ xương khớp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng triệu ca bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các Bệnh lý cơ xương khớp tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ: