Tầm soát trước sinh và xử trí bất thường trong chăm sóc tiền sản
02/11/2021
Các dị tật bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu thai phụ có chế độ chăm sóc tiền sản tốt. Đây là tiền đề để trẻ sinh ra khỏe mạnh, mẹ yên tâm, giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do dị tật.
Vào lúc 20h ngày 5/11/2021, BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến: “Tầm soát trước sinh & Xử trí các bất thường trong chăm sóc tiền sản”, với sự tham gia của các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu đến từ BVĐK Tâm Anh TP.HCM:
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa
ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa
BS.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa
Những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh là gì? Yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh? Các mốc khám thai quan trọng giúp tầm soát và phát hiện sớm dị tật thai nhi? Gói khám tầm soát, sàng lọc bệnh lý ở trẻ sơ sinh giúp phát hiện những bất thường nào?
Hãy gửi ngay những thắc mắc của Anh/Chị để được chuyên gia tư vấn trong chương trình.
Mỗi năm, Việt Nam có gần 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, và số trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/33, tương đương cứ 13 phút lại có một trẻ bị dị tật bẩm sinh chào đời. Trong đó, có tới 11% trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp nhất là tim bẩm sinh, tan máu bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, Down, thiếu men G6PD, hội chứng Edwards…
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh còn cao là do nhiều thai phụ chưa quan tâm đến việc tầm soát, sàng lọc và chẩn đoán tiền sản, trong khi đây được xem là nền tảng quan trọng cho một thai kỳ an toàn và em bé chào đời khỏe mạnh. Vì thế để giảm thiểu tỷ lệ này, cần đề cao vai trò của việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh cũng như cách xử trí các bất thường trong chăm sóc tiền sản. Đặc biệt, đối với những thai phụ có nguy cơ cao, việc nghiên cứu đánh giá kết quả sàng lọc, chẩn đoán trước sinh là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm và khắc phục các dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Trẻ có những yếu tố sau sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn:
Yếu tố di truyền: Có ông bà, cha mẹ hoặc anh chị em ruột mang gen bệnh.
Độ tuổi người mẹ: Mẹ càng lớn tuổi (nhất là những mẹ trên 35 tuổi), nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh càng cao.
Yếu tố môi trường: Nếu thai phụ hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích… hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ, hóa trị… thì khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn.
Yếu tố dinh dưỡng: Nếu trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và một số vi chất quan trọng như axit folic, sắt, kẽm, canxi…, trẻ sinh ra sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Bệnh truyền nhiễm: Khi thai phụ mắc một số bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, rubella, giang mai…, khả năng thai nhi sinh ra bị dị tật sẽ rất cao.
Những mốc khám thai quan trọng để tầm soát và xử trí các bất thường trong chăm sóc tiền sản
Ngay khi phát hiện mình mang thai, thai phụ cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong suốt thai kỳ, đồng thời tuân thủ lịch khám thai định kỳ cùng các siêu âm xét nghiệm cần thiết nhằm kịp thời phát hiện sớm các bất thường, có biện pháp can thiệp phù hợp để tạo nền tảng cho bé yêu chào đời khỏe mạnh.
Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua là ở các tuần thai:
6 – 8 tuần: Xác định chính xác mẹ có thai hay không, thai vào buồng tử cung chưa, được bao nhiêu tuần, nghe tim thai.
11 – 13 tuần: Siêu âm 4D để khảo sát hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test.
20 – 24 tuần: Khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng như não, tim, phổi, tay chân; đo các chỉ số phát triển của thai (vòng đầu, vòng bụng, cân nặng…).
30 – 32 tuần: Đưa ra kết luận chính xác về các bất thường ở thai nhi, đánh giá tốc độ phát triển của thai, từ đó phòng tránh các nguyên nhân gây suy thai, đồng thời lên phác đồ điều trị nếu chẳng may phát hiện thai bị dị tật.
Nhằm giúp mẹ bầu mang thai an toàn – yên tâm vượt cạn, tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm các dị tật thai nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai gói dịch vụ thai sản “Sinh con trọn gói”. Tại đây trang bị hệ thống máy móc tiên tiến bậc nhất như máy siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm Doppler màu, hệ thống máy siêu âm Voluson E10 thế hệ mới…, kết hợp với nhiều chuyên khoa (Chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch, Nhi, Sơ sinh…) giúp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai kỳ, đặc biệt thai kỳ nguy cơ cao. Thai phụ sẽ được các bác sĩ sản khoa trực tiếp thăm khám, theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ lúc mang thai cho đến khi vượt cạn.
Thai phụ được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ, phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường ở thai nhi
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn có gói “Baby check”, sàng lọc 73 bệnh lý của trẻ sơ sinh, giúp phát hiện sớm các dị tật, bất thường như:
Các bệnh lý tiềm ẩn: thận đơn, thận đa nang, thận ứ nước…
Nguy cơ mắc bệnh lý bất thường về nhiễm sắc thể, đa dị tật bẩm sinh.
Bất thường chuyển hóa bẩm sinh: thiếu men G6PD, rối loạn chuyển hóa axit béo, rối loạn chuyển hóa axit hữu cơ kéo dài, rối loạn chuyển hóa axit amin, rối loạn nội tiết, rối loạn liên quan đến Hemoglobin.
Thai phụ cần làm gì để phòng ngừa dị tật bẩm sinh?
Ngay khi có kế hoạch mang thai, bạn nên bắt đầu chăm sóc bản thân, tạo tiền đề sức khỏe tốt để tam cá nguyệt diễn ra thuận lợi, phòng tránh dị tật bẩm sinh. Cụ thể, trước và trong thai kỳ, bạn cần:
Bổ sung axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh về não và cột sống, uống thêm viên sắt để phòng ngừa thiếu máu (yếu tố nguy cơ của sinh non và sinh con nhẹ cân), bổ sung canxi để trẻ không bị còi xương cũng như mắc các dị tật xương khớp bẩm sinh.
Ngừng hút thuốc (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động), uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Tăng cường trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi và thực phẩm ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, cần đảm bảo uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước lọc, sữa, nước trái cây tươi.
Tập luyện đều đặn, ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập nhẹ nhàng như aerobic, đi bộ, bơi lội, yoga…
Nếu bạn đang có bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, hen suyễn, động kinh, hãy chắc chắn rằng bệnh được kiểm soát tốt.
Tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin dành cho phụ nữ mang thai như cúm, thủy đậu, rubella, uốn ván, viêm gan B…
Thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm cả thực phẩm chức năng và thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Nếu nhận thấy loại thuốc bạn đang uống không an toàn trong thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu đổi thuốc hoặc tạm ngưng.
Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất, chất phóng xạ.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa stress.
Xét nghiệm ADN để xác định bệnh lý di truyền.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội