Viêm xoang sàng trước là một bệnh lý nghiêm trọng, do cấu trúc của xoang sàng trước kế cạnh hộp sọ nên nhiễm trùng dễ gây viêm màng não, viêm não đe dọa tính mạng.
Xoang sàng là một xoang phức tạp nằm ở trung tâm của hộp sọ. Nó bao gồm tấm sàng lưới, một tấm vuông góc ở giữa và 2 mê cung hình thoi nằm 2 bên. Trong các mê cung này là 2 nhóm tế bào khí (phía trước và phía sau), do đó xoang sàng được chia thành xoang sàng trước và xoang sàng sau.
Xoang sàng rất cần thiết để làm ấm và làm ẩm luồng không khí, điều chỉnh độ cộng hưởng của giọng nói và cũng có thể ảnh hưởng đến đường dẫn lưu của các xoang cạnh mũi. Các xoang sàng đã có sẵn khi sinh và tiếp tục phát triển cho đến khi 12 tuổi.
Các xoang sàng bao gồm 3-18 cặp tế bào khí trong mê đạo sàng và có thể được chia thành các tế bào sàng trước và sau với các vị trí thoát dịch riêng biệt trong khoang mũi. Những hốc có thành mỏng này có thể phát triển lấn các xoang cạnh mũi khác. Khi một xoang bị viêm, nhiễm trùng có thể lan sang các xoang còn lại. Viêm xoang sàng trước là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị tại bệnh viện.
Viêm xoang sàng trước là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong xoang sàng trước bị nhiễm trùng gây phù nề các hốc xoang và tình trạng ứ đọng dịch trong xoang. Điều này gây ra sự tắc nghẽn dịch xoang, dẫn đến các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức vùng mặt, và nhiều triệu chứng khác.
Viêm xoang sàng trước được coi là cấp tính nếu các triệu chứng kéo dài dưới một tháng và mạn tính nếu các triệu chứng kéo dài trên một tháng.
Dấu hiệu viêm xoang sàng trước là gì? Viêm xoang sàng trước có các triệu chứng điển hình của viêm xoang bao gồm.(1)
Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra cận lâm sàng sẽ có kết quả như sau.
Viêm xoang là do virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Viêm xoang cũng bắt nguồn từ tắc nghẽn mũi liên quan đến cảm lạnh và polyp. Dị ứng cũng có thể dẫn đến viêm xoang, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các triệu chứng bên trong hơn là do tiếp xúc với nguồn gây ra phản ứng dị ứng.
Các nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn khác của viêm xoang sàng còn có thể bao gồm:
Viêm xoang sàng trước có thể dẫn đến các biến chứng từ ảnh hưởng sức khỏe đến gây đe dọa đến tính mạng.
Các biến chứng có thể bao gồm:
Thăm khám thực thể hầu như không giúp phát hiện viêm xoang sàng trước.
Các phương pháp để chẩn đoán bao gồm:
Mặc dù độ nhạy không cao, nhưng trong chẩn đoán viêm xoang sàng, nội soi mũi là một kiểm tra thường quy.
Đây là chẩn đoán hình ảnh thường quy đối với chẩn đoán các loại viêm xoang phức tạp như viêm xoang sàng.
Phương pháp này cho hình ảnh 3 chiều (3D) với độ phân giải cao và liều bức xạ tương đối thấp so với chụp cắt lớp vi tính truyền thống (CT) ở vùng sọ mặt.
Bệnh viêm xoang sàng trước có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị viêm xoang sàng trước liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh đầy đủ.
Amoxicillin thường được sử dụng để điều trị viêm xoang. Việc bổ sung chất ức chế beta-lactamase vào amoxicillin hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kháng beta-lactamase có hiệu quả chống lại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.
Nếu khả năng kháng penicillin của S. pneumoniae tăng cao, đòi hỏi bệnh nhân cần phải tăng lượng amoxicillin sử dụng (90mg/kg cân nặng/ngày đối với trẻ em và 4,0g/ngày đối với người lớn).
Các thuốc có hiệu quả chống lại mầm bệnh trong viêm xoang sàng trước cấp tính bao gồm một số cephalosporin như cefuroxime axetil, cefprozil, cefdinir và cefpodoxim có hoạt tính chống lại Haemophilus và Moraxella spp kháng penicillin và S. pneumoniae kháng penicillin ở mức độ trung bình.
Các quinolone thế hệ mới, ví dụ levofloxacin, moxifloxacin có hiệu quả chống lại S. pneumoniae kháng penicillin và macrolide cũng như Haemophilus và Moraxella spp.
Thuốc kháng sinh được sử dụng cho viêm xoang sàng trước mạn tính nên có hiệu quả chống lại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.
Các loại kháng sinh bao gồm clindamycin, metronidazole cộng với macrolide, penicillin cộng với chất ức chế beta-lactamase và một số quinolone thế hệ mới, ví dụ như moxifloxacin.
Nếu có liên quan đến các vi khuẩn gram âm hiếu khí, người bệnh cần được điều trị bằng một aminoglycoside và một cephalosporin phổ mở rộng. Chúng bao gồm cefepime hoặc ceftazidim.
Phẫu thuật xoang nhằm loại bỏ các mô xoang sàng bị viêm, giải quyết tình trạng tắc nghẽn và mở rộng lỗ thông xoang.
Phẫu thuật viêm xoang sàng trước thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật này được thực hiện bằng sự hỗ trợ của ống nội soi và microdebrider. Sau khi gây mê, bác sĩ dùng dụng cụ phẫu thuật luồn qua mũi để loại bỏ các mô và xương bị viêm nhưng vẫn đảm bảo bảo tồn mô lành xung quanh. Ống nội soi là một ống được chiếu sáng và có gắn camera. Microdebrider là một loại máy bào mô đặc biệt có đầu xoay nhỏ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ áp dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng máy bào mô Microdebrider, chỉnh hình vách ngăn nội soi. Phương pháp này được thực hiện dựa trên bệnh tích từ hình ảnh phim CT Scan và nội soi. Tất cả các bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ cá thể hóa, dựa trên loại viêm xoang, tình trạng viêm, cấu trúc mũi xoang của mỗi người.
Bệnh nhân được kết hợp chăm sóc sau mổ tích cực giúp quá trình lành thương và phục hồi sức khỏe nhanh chóng, hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát sau phẫu thuật. Chỉ sau 2-3 ngày phẫu thuật mũi xoang, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường và xuất viện.
Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đục một lỗ ở hàm trên của miệng để tiếp cận xương sàng. Phương pháp này chỉ được dùng khi các phương pháp tiếp cận xoang sàng khác khó thực hiện.
Giải phẫu của xoang sàng có nguy cơ làm tổn thương các cấu trúc lân cận như dây thần kinh thị giác, mô não và hốc mắt, có khả năng dẫn đến rò dịch não tủy, tụ máu hốc mắt và thậm chí tử vong. Do đó, điều quan trọng nhất là phải hiểu đầy đủ về giải phẫu của xoang sàng, cũng như các biến thể giải phẫu của chúng và đánh giá các bệnh lý tiềm ẩn trước khi phẫu thuật liên quan đến xoang.
Để phòng ngừa viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng trước, mỗi người cần lưu ý:
Chỉ dựa vào các triệu chứng dường như không thể phân biệt được viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau.
Sử dụng các phương pháp chẩn đoán thường quy trong chẩn đoán viêm xoang như nội soi mũi, chụp CT có thể phát hiện được vị trí xoang bị bệnh. Nhưng các nghiên cứu và thực hành lâm sàng trên thế giới đã chỉ ra, chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT) cho độ nhạy cao hơn, giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Hiện nay có nhiều cơ sở điều trị viêm xoang nhưng không phải nơi nào cũng được trang bị hệ thống máy móc hiện đại phục vụ chẩn đoán chính xác, cũng như điều trị hiệu quả. Bạn nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần Kinh có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Trung tâm Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu như máy bào mô Microdebrider, máy nội soi Xion của Đức, hệ thống phẫu thuật nội soi KARL STORZ (Đức) cùng với hệ thống khoan Skeeter dùng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang. Điều này giúp việc chẩn đoán chính xác, điều trị trúng đích, triệt để, bệnh nhân phục hồi nhanh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật cũng như nguy cơ viêm xoang tái phát.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị viêm xoang và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Do cấu trúc xoang sàng rất gần với mắt, sọ não nên viêm xoang sàng trước có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.