Thủ thuật nội soi mũi giúp quan sát bên trong các xoang và đường mũi, từ đó sớm phát hiện các bệnh lý hay vấn đề bất thường ở vùng mũi.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Hình ảnh nội soi mũi được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý hay bất thường ở vùng mũi, từ đó bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc thăm khám vùng mũi, tuy vậy, khi được chỉ định nội soi mũi, nhiều người bệnh vẫn chưa rõ nội soi mũi giúp giúp phát hiện những bệnh gì, hoặc lo lắng việc nội soi sẽ gây đau đớn, chảy máu.
Vậy, khi nào bạn cần nội soi mũi và thủ thuật này có gây tác dụng phụ gì không?
Nội soi mũi là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Phương pháp này được chỉ định để kiểm tra bên trong khoang mũi và các lỗ thông xoang của người bệnh.
Khi nội soi mũi, các bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi dài, có camera và đèn chiếu sáng vào trong mũi của người bệnh. Ống nội soi có bán kính từ khoảng 2,7mm – 4mm, cho phép bác sĩ có thể quan sát được mọi ngóc ngách của hốc mũi và vòm họng. Hình ảnh nội soi mũi sẽ được lưu trữ và hiển thị trên máy tính một cách rõ ràng và nhanh chóng, hỗ trợ cho quá trình tìm ra bệnh.(2)
Những trường hợp cần thực hiện nội soi mũi bao gồm:
Nhờ vào phương pháp nội soi mũi, bác sĩ có thể kiểm tra được cụ thể các bất thường ở vùng mũi, chẳng hạn như có dị vật ở mũi, vị trí chảy máu mũi, mô mũi có đang sưng tấy hay không,… Ngoài ra, phương pháp nội soi mũi còn giúp kiểm tra, đánh giá các tế bào nghi ngờ là tế bào ung thư hoặc xem xét sự phát triển của khối u ung thư biểu mô mũi.
Trong một số trường hợp, phương pháp nội soi qua đường mũi có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh lý hoặc bất thường ở vùng mũi, chẳng hạn như hỗ trợ lấy dị vật ở mũi.(1)
Hình ảnh nội soi mũi có thể giúp quan sát và phát hiện nhiều vấn đề ở vùng mũi, các bệnh lý hoặc bất thường, cụ thể gồm có:
Trong một số trường hợp, bên cạnh nội soi mũi, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện chụp CT đầu hoặc X-quang mũi để có thể chẩn đoán chính xác hơn vấn đề mà người bệnh đang gặp phải.
Trường hợp nào thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi mũi? Theo đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nội soi mũi nếu có các triệu chứng nghi ngờ liên quan.
Cụ thể, nếu người bệnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi kéo dài, đã sử dụng thuốc điều trị nhưng không khỏi thì cần nội soi mũi để kiểm tra nguyên nhân. Ngoài ra, các trường hợp chảy dịch, chảy máu mũi liên tục cũng cần thực hiện nội soi mũi.
Trong quá trình thăm khám, nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị viêm tai mũi họng, nhiễm trùng, viêm xoang,… thì sẽ chỉ định người bệnh nội soi mũi để kiểm tra bên trong khoang mũi và các lỗ thông xoang.
Nếu người bệnh nghi ngờ có dị vật trong mũi thì cũng có thể yêu cầu bác sĩ chỉ định nội soi. Hoặc đã phát hiện dị vật ở mũi thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi để lấy dị vật ra khỏi mũi.
Quá trình nội soi mũi diễn ra như thế nào, mất bao lâu, có thấy được hình ảnh nội soi mũi liền hay không… là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, một quy trình nội soi mũi chuẩn được áp dụng tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay như sau:
Nội soi mũi được xem là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản, quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng. Tính từ thời gian chuẩn bị cho đến khi thực hiện nội soi sẽ mất khoảng 10 phút, riêng quá trình nội soi mũi sẽ mất khoảng 3-4 phút ở mỗi bên mũi. Vì thế, người bệnh không cần quá lo lắng khi được chỉ định nội soi mũi.
Sau khi nội soi, thông thường sẽ có kết quả hình ảnh nội soi mũi ngay lập tức và bác sĩ sẽ thông báo kết quả này với người bệnh. Trong một số trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh khác rồi mới đưa ra kết luận chính xác.(3)
Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được bác sĩ bôi thuốc thông mũi cũng như thuốc tê lên vùng mũi nên quá trình nội soi sẽ không hoặc ít gây đau. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cảm thấy khó chịu nhẹ, đặc biệt là với những người có khoang mũi hẹp bất thường hoặc niêm mạc mũi bị sưng.
Nếu trong lúc nội soi, người bệnh cảm thấy đau nhói, khó chịu quá khả năng chịu đựng thì có thể thông báo với bác sĩ để được bôi thêm thuốc tê hoặc đổi đầu ống nội soi nhỏ hơn.
Nhìn chung, nội soi mũi có độ an toàn cao. Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào khác, có thể xảy ra các tác dụng phụ hoặc biến chứng, chẳng hạn như chảy máu và chấn thương niêm mạc. Những nguy cơ này sẽ cao hơn ở những người đã có nguy cơ chảy máu như những người dùng thuốc chống đông máu (coumadin, plavix,…) hoặc aspirin.(4)
Người bệnh có thể gặp phản ứng bất lợi với thuốc gây mê hoặc thuốc thông mũi tại chỗ trước khi nội soi mũi. Đây là lý do bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng dị ứng của mình cũng như tình trạng sử dụng thuốc, các vấn đề sức khỏe của bạn trong thời gian gần đây. Như vậy, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn nên và không nên làm trước khi làm nội soi.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi nội soi mũi là chảy máu, cảm thấy đau quá mức,…
Bạn lo lắng soi mũi gây nhiễm trùng? Theo thống kê, hầu như có rất ít trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nội soi qua đường mũi. Bạn có thể theo dõi các biểu hiện cơ thể sau nội soi. Nếu bị sốt, có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác, hãy quay trở lại bệnh viện để được thăm khám.
Chi phí nội soi mũi hết bao nhiêu tiền, có đắt không? Hiện nay, soi mũi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có chi phí thấp nhất. Một lần thực hiện thủ thuật này chỉ khoảng trên dưới 100.000 VNĐ.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Kỹ thuật nội soi mũi đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý đường mũi, hỗ trợ lấy dị vật trong mũi, tầm soát ung thư. Vì thế, người bệnh nên an tâm, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, không cần lo lắng nếu được chỉ định chẩn đoán nội soi mũi.