Ung thư buồng trứng sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như các yếu tố về bệnh (giai đoạn bệnh, loại giải phẫu bệnh,…), các yếu tố về phía người bệnh (tuổi lúc được chẩn đoán, các bệnh lý nội-ngoại khoa đi kèm, sự dung nạp với các phương pháp điều trị…)…
Tỷ lệ sống còn sau 5 năm ung thư là sự so sánh tương đối những người có cùng chủng tộc, cùng giai đoạn bệnh với tổng thể dân số. Ví dụ nếu nhận định tỷ lệ sống còn tương đối trong 5 năm với ung thư buồng trứng là 80%, nghĩa là khoảng 80% người bệnh có thể sống ít nhất 5 năm (so với người không mắc bệnh) sau khi được chẩn đoán. Con số chẩn đoán này chỉ có ý nghĩa đối với lần phát hiện bệnh đầu tiên, không áp dụng đối với trường hợp khối u tái phát, tiến triển. (1)
Tuy nhiên tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng và các bệnh lý ung thư khác thường được dựa trên các yếu tố cơ bản như: (2)
Thực tế có nhiều trường hợp người bệnh có thể sống nhiều hơn mốc thời gian 5 năm, 10 năm kể từ thời điểm phát hiện bệnh, vượt các tiên lượng trước đó.
Theo Văn phòng thống kê Quốc gia Anh (ONS) dữ liệu từ năm 2013-2017, tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư buồng trứng kể từ thời điểm phát hiện bệnh như sau: (3)
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ONS thống kê năm 2019, tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư buồng trứng được tiên lượng như sau: (4)
Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ thuộc vào các yếu tố như: (5)
Những thể giải phẫu bệnh trên đã chỉ ra sự khác biệt về nguồn gốc phát sinh tế bào ung thư, đặc tính di truyền, những biến đổi về mặt sinh học phân tử và tiềm năng đáp ứng với các liệu pháp điều trị. Ví dụ, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy ung thư biểu mô buồng trứng thanh dịch độ mô học cao chiếm khoảng 70% ung thư biểu mô buồng trứng. Loại ung thư này có mối liên quan tới các hội chứng ung thư buồng trứng và ung thư vú di truyền, với tỷ lệ cao người bệnh mang đột biến gen BRCA1, BRCA2 hay thiếu hụt tái tổ hợp tương đồng.
Dựa trên dữ liệu từ SEER (thống kê từ 2011-2017), nhìn chung tỷ lệ sống còn 5 năm cho các bệnh nhân ung thư buồng trứng theo từng típ mô học như sau:
Phát hiện ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn đầu giúp tối ưu hiệu quả của các phương pháp điều trị, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn và tiên lượng sống còn tốt hơn so với giai đoạn muộn. Tuy nhiên, các triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng, mơ hồ. Do đó, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những thay đổi bất thường trong cơ thể để sớm phát hiện bệnh. Nhiều trung tâm đề xuất việc tầm soát bệnh cho nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh, như những người có người thân bậc 1 mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, hay những đối tượng mang đột biến gen di truyền có khuynh hướng phát triển bệnh.
Chế độ dinh dưỡng và thay đổi lối sống góp phần tăng hiệu quả trong điều trị ung thư buồng trứng. Lựa chọn thực phẩm phù hợp cho quá trình điều trị ung thư buồng trứng giúp cơ thể nạp thêm protein, vitamin, các chất dinh dưỡng khác nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi…
Một số thực phẩm bạn nên bổ sung cho thực đơn điều trị ung thư buồng trứng gồm:
Ngoài ra, giấc ngủ và chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng góp phần tối ưu chức năng của hệ miễn dịch ở bệnh nhân ung thư buồng trứng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị bên cạnh bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, người bệnh ung thư buồng trứng nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Bên cạnh đó tập luyện thể thao, vận động nhẹ 30 phút mỗi ngày.
Trong quá trình điều trị ung thư, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư có thể suy giảm nhiều, vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần đảm bảo an toàn, sơ chế kỹ, nấu chín hoàn toàn. Đồng thời trước khi chuẩn bị bữa ăn và ăn, người đầu bếp cần vệ sinh tay kỹ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Một số loại thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng cần tránh như:
Ung thư buồng trứng có thời gian diễn biến nhanh chóng, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối chỉ trong khoảng 44 tuần. Các bác sĩ đánh giá ung thư buồng trứng như “kẻ giết người thầm lặng” bởi ở giai đoạn sớm của ung thư, người bệnh hoàn toàn không có các biểu hiện, triệu chứng bất thường nào, hay triệu chứng mơ hồ dễ khiến người bệnh bỏ qua. Điều này khiến người bệnh lỡ mất “thời điểm vàng” để phát hiện sớm bệnh.
Theo thống kê, có đến 60% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn, khi các tế bào đã lây lan khắp khoang ổ bụng. Mặc dù các báo cáo cho thấy tiên lượng ung thư buồng trứng đã được cải thiện trong 30 năm gần đây, tuy nhiên nhìn chung tiên lượng bệnh vẫn còn kém.
Để phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn sớm, các phương pháp tầm soát, sàng lọc sẽ được thực hiện nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị ung thư buồng trứng, BVĐK Tâm Anh triển khai các gói dịch vụ tầm soát ung thư toàn diện, chuyên sâu, hiệu quả, tối ưu thời gian với:
Mỗi dịch vụ tầm soát ung thư nói chung và sàng lọc tầm soát ung thư buồng trứng nói riêng, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp với từng cá thể người bệnh. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn chi tiết trước tầm soát để người bệnh thực hiện, cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị ung thư buồng trứng tại BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Khoảng 40% người mắc ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm, cải thiện hiệu quả điều trị, tăng cơ hội sống cho người bệnh lên đến 70-90%. Hãy bảo vệ chính mình và người thân bằng các xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm. Thông qua bài viết Ung thư buồng trứng sống được bao lâu? Tiên lượng từng giai đoạn mà BVĐK Tâm Anh cung cấp giúp bạn nắm được các thông tin chung về tiên lượng cũng như hiệu quả của quá trình điều trị ung thư buồng trứng hiện nay.