Tầm soát ung thư buồng trứng là cách phát hiện sớm ung thư khi chưa có triệu chứng điển hình, giúp tăng khả năng điều trị thành công, bảo vệ sức khỏe sinh sản, ít để lại di chứng nhất cho người bệnh.
Tầm soát ung thư buồng trứng là quá trình sàng lọc tìm kiếm bằng chứng, nguy cơ mắc ung thư ngay cả khi người đó không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Đây là cách giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn sớm, khi các tế bào mô phát triển bất thường khu vực buồng trứng. Nhờ vậy giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các biến chứng, di căn, đau đớn cho người bệnh so với việc phát hiện và điều trị muộn (khi ung thư đã xâm lấn rộng vùng mô xung quanh). (1)
Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến thứ hai (sau ung thư tử cung) và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư phụ khoa ở Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác. Tại các quốc gia đang phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 đối với các bệnh lý ung thư phụ khoa ở nữ giới.
Việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả điều trị ung thư. Khi các chỉ số sau sàng lọc có những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng tiếp theo.
Trước thắc mắc tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào? Một số chỉ định tầm soát, sàng lọc ung thư buồng trứng gồm: (2)
Trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử bản thân, gia đình và các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi thăm các dấu hiệu bất thường, thời gian và tần suất. Sau đó, bác sĩ tiến hành khám, sờ vùng bụng chậu nhằm xác định có tràn dịch trong bụng hay không (cổ trướng) và kiểm tra tổng thể buồng trứng.
Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân nhằm xác định chính xác liệu bạn có bị ung thư buồng trứng hay không.
Xét nghiệm máu để đảm bảo bạn có đủ tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Một số xét nghiệm đánh giá chứng năng thận, gan và chỉ điểm khối u CA-125. Nếu mức CA-125 cao, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đến chuyên khoa ung thư phụ khoa. (3)
Một số bệnh ung thư tế bào mầm có thể làm tăng nồng độ các chất cảnh báo khối u trong máu như HCG (Human Chorionic Gonadotropin), Alpha-fetoprotein (AFP) và/hoặc Lactate Dehydrogenase (LDH). Phương pháp này có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ khối u buồng trứng thuộc loại u tế bào mầm. Một số u đệm buồng trứng có thể làm tăng estrogen và testosterone.
Siêu âm ung thư buồng trứng thường được chỉ định đầu tiên nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề bất thường ở cơ quan này. Siêu âm buồng trứng dùng để tìm khối u và kiểm tra tính chất khối u (là khối u rắn hay u nang chứa dịch). Phương pháp này cũng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn hình ảnh buồng trứng để xem gia tăng kích thước ra sao, bên trong như thế nào. Từ đó giúp xác định khối u/u nang nào đáng lo ngại. (4)
Chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định nhằm xác định mức độ xâm lấn, di căn của ung thư đến các cơ quan khác hay chưa.
Chụp CT không hiển thị rõ các khối u nhỏ nhưng thể hiện được các khối u có kích thước lớn và mức độ phát triển tế bào ung thư sang các cấu trúc lân cận. Chụp CT cũng giúp phát hiện các hạch bạch huyết bất thường, dấu hiệu cho thấy ung thư buồng trứng ảnh hưởng đến thận, gan, bàng quang…
Chụp CT không được sử dụng để sinh thiết khối u buồng trứng nhưng có thể được dùng để sinh thiết các khối u nghi ngờ di căn. Quy trình này được gọi là sinh thiết kim. Bệnh nhân nằm trên bàn chụp CT, trong khi bác sĩ di chuyển kim sinh thiết về phía khối u. Chụp CT lặp lại cho đến khi các bác sĩ chắc chắn rằng kim đã nằm trong khối. Một mảnh mô nhỏ hoặc mẫu sinh thiết kim lõi sẽ được lấy ra và xét nghiệm mô bệnh học.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường không được dùng trong tầm soát buồng trứng, nhưng được chỉ định khi muốn xác định mức độ di căn của ung thư buồng trứng đến các cơ quan khác như phổi, não, tủy sống… Trước khi chụp chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thể được tiêm chất phản quang gadolinium vào tĩnh mạch để quét hình ảnh hiển thị chi tiết hơn.
Cách duy nhất để xác định khối u có phải là ung thư hay không là xét nghiệm mô bệnh học. Đây được gọi là phương pháp sinh thiết tầm soát ung thư buồng trứng.
Sau khi loại bỏ khối u sau quá trình phẫu thuật, một phần của khối u được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm mô bệnh học. Trong một số trường hợp, sinh thiết có thể được thực hiện ngay trong lúc siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Trường hợp này chỉ được thực hiện nếu người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn muộn hoặc mắc đồng thời các bệnh lý nghiêm trọng khác (bởi có lo ngại sinh thiết ung thư buồng trứng có thể làm ung thư lan rộng).
Nếu bị cổ chướng, các mẫu chất dịch trong ổ bụng cũng có thể được sử dụng làm căn cứ xét nghiệm, chẩn đoán ung thư. Đây được gọi là chọc dịch ổ bụng. Phương pháp siêu âm có thể kết hợp đồng thời để hướng dẫn kim. Chất lỏng khoang bụng sau đó được gửi đi phân tích xét nghiệm để xác định xem có chứa tế bào ung thư hay không.
Hình ảnh chụp PET thường không chi tiết như chụp CT và MRI, nhưng PET cũng đóng vai trò cung cấp các dữ liệu về các vùng bất thường, khối u là ung thư hay không…
Nếu người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm PET để xem liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Xét nghiệm này phù hợp với những chỉ định thăm khám mức độ di căn của ung thư khi bác sĩ chưa xác định được cơ quan nào bị ảnh hưởng. Chụp PET thường không được sử dụng thường quy để tìm ung thư buồng trứng.
Theo số liệu Thống kê Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư nữ giới phổ biến thứ 2 ở các quốc gia phát triển (sau ung thư tử cung) và đứng thứ 3 ở các nước đang phát triển (ung thư cổ tử cung đứng đầu). 95% khối u ác tính buồng trứng xuất hiện ở tế bào biểu mô, phần còn lại phát sinh từ các tế bào buồng trứng khác như u tế bào mầm, u mô đệm – dây sinh dục…
Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính nguy hiểm, tiên lượng xấu do thường được phát hiện muộn khi các tế bào ung thư xâm lấn cấu trúc mô xung quanh, hoặc di căn đến các tế bào xa. Việc tầm soát chẩn đoán ung thư buồng trứng ở những đối tượng có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, xuất hiện các triệu chứng bất thường…) giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90% nếu phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn sớm. Tuy nhiên với vị trí nằm sâu trong ổ bụng, có nhiều dấu hiệu ung thư tương tự các cơn đau vùng bụng của các bệnh lý tiêu hóa khác, nhiều người thường bỏ qua những xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng. Điều này làm giảm khả năng điều trị hiệu quả. Nếu không được điều trị kịp thời, ung thư buồng trứng có thể di căn, ảnh hưởng khắp vùng bụng và vùng chậu, khả năng tái phát cao trong vòng 2 năm.
Theo thống kê, nếu phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, khi các tế bào xâm lấn các hạch bạch huyết, di căn đến các tế bào xa, chỉ 20% bệnh nhân có tiên lượng điều trị tốt. Do đó, việc tầm soát ung thư buồng trứng giúp sớm phát hiện bệnh hoặc nguy cơ, tăng khả năng điều trị thành công, giảm nguy cơ tử vong.
Một số đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ, bao gồm:
Gói tầm soát ung thư buồng trứng tại BVĐK Tâm Anh được thiết kế khoa học, toàn diện, chuyên nghiệp giúp mang đến sự thoải mái cho người thăm khám. Quy trình chuyên sâu, thăm khám nhanh chóng, kết quả chính xác, tỷ lệ dương/âm tính giả thấp.
Gói khám tầm soát ung thư buồng trứng tại BVĐK Tâm Anh gồm:
Để tìm hiểu gói dịch vụ thăm khám và tầm soát ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh được phát hiện và tiếp cận điều trị từ sớm. Tầm soát ung thư buồng trứng có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát bệnh sớm. Phụ nữ cần chủ động thăm khám, nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân ngay từ hôm nay.