Đột quỵ nhẹ (hay đột quỵ nhỏ, cơn thiếu máu não thoáng qua) là tình trạng tắc nghẽn máu đến não ở mức độ nhẹ trong thời gian ngắn. Vậy triệu chứng đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu đột quỵ nhẹ và cách chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa bệnh như thế nào?
Có thể nhiều người đã từng nghe đến thuật ngữ “đột quỵ nhẹ” nhưng chưa thật sự hiểu đúng về căn bệnh này. Những thông tin dưới đây sẽ phần nào giải đáp đột quỵ nhẹ là gì, triệu chứng đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu, biển hiện đột quỵ nhẹ ra sao, từ đó người bệnh có thể sớm nhận biết và chủ động đi khám, điều trị kịp thời.
Đột quỵ nhẹ (đột quỵ nhỏ, đột quỵ mini hay cơn thiếu máu thoáng qua – TIA) là tình trạng tắc nghẽn lưu lượng máu đến một phần não trong một thời ngắn nhất định. Điều này xảy ra do mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn hoặc co lại dẫn đến tình trạng thiếu máu và dưỡng chất cung cấp cho não trong thời gian ngắn. Đột quỵ nhẹ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng vẫn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho não bộ.
Đặc biệt, đột quỵ nhẹ là dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một người có nguy cơ bị đột quỵ nặng xảy ra sau đó. Những người bị đột quỵ nặng thường cho biết đã nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm (triệu chứng đột quỵ nhẹ). Khoảng 1 trong 3 người bị đột quỵ nhẹ sẽ bị đột quỵ nặng trong tương lai gần. Nguy cơ đột quỵ tái phát ở người bệnh đột quỵ nhẹ là 10 – 13% sau 90 ngày và nguy cơ đột quỵ đặc biệt cao trong vòng 48 giờ sau khi trải qua cơn đột quỵ nhẹ. (1)
Triệu chứng của đột quỵ nhẹ tương tự như một cơn đột quỵ thông thường. Tuy nhiên, các biểu hiện đột quỵ nhẹ có thể diễn ra nhanh hơn và khó phát hiện hơn. Để nhận biết một người có bị thiếu máu não thoáng qua hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây: (2)
Xem thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm cần lưu ý và xử trí ngay.
Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ thường bắt đầu đột ngột và có thể kết thúc, biến mất nhanh. Điều cần thiết là người bệnh phải nhận biết được chúng để có thể xử lý đúng cách. Người bệnh cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng đột quỵ nhẹ một cách tối ưu.
Mỗi người có thể áp dụng quy tắc FAST để ghi nhớ các triệu chứng đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu đột quỵ nhẹ dưới đây: (3)
Các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ thường bắt đầu đột ngột và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các triệu chứng này tồn tại tới 24 giờ.
Các biểu hiện của đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu của đột quỵ nhẹ thường xảy ra nhanh, khó nhận biết. Điều này khiến người bệnh chủ quan trong cách nhận biết, xử lý và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Người bệnh có thể không được đưa đến bệnh viện kịp thời, gặp nhiều biến chứng sau đột quỵ, thậm chí tử vong.
Khi một người có dấu hiệu hay triệu chứng đột quỵ nhẹ, người bệnh hoặc những người xung quanh cần hành động một cách nhanh chóng và cẩn thận theo các bước sau đây:
Đột quỵ nhẹ chủ yếu là do thiếu máu não cục bộ, mạch máu bị tắc nghẽn do cục máu đông nhỏ bít tắc trong thời gian ngắn. Máu không thể lên não kịp thời và đầy đủ để nuôi các tế bào não. Một số trường hợp đột quỵ nhẹ là do vỡ mạch máu nhỏ bên trong não. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ nhẹ bao gồm: (4)
Đột quỵ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ trải qua cơn đột quỵ lớn hơn trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mặc dù đột quỵ nhỏ nhẹ hơn so với cơn đột quỵ thông thường nhưng người bệnh vẫn cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, đột quỵ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ lớn, bao gồm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn chức năng vận động. Người từng bị đột quỵ nhẹ thường dễ cảm thấy căng thẳng quá mức, luôn trong trạng thái lo lắng về việc mình sẽ bị đột quỵ trong thời gian sắp tới.
Để chẩn đoán bệnh đột quỵ nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám theo quy trình sau:
Tiên lượng cho một cơn đột quỵ nhẹ thường có thể điều trị tốt. Tuy nhiên, những người bị đột quỵ nhẹ có nguy cơ cao bị đột quỵ thường xuyên. Một số thống kê cho thấy, có tới 1 trong 4 người bị đột quỵ nhẹ sẽ tử vong trong vòng một năm. Ngoài ra, 1/3 số người bị đột quỵ nhẹ sẽ bị đột quỵ nặng hơn trong vòng một năm.
Vì thế, khi đã xác định được người bệnh có bị đột quỵ nhỏ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị và các biện pháp kiểm soát nguy cơ để ngăn ngừa đột quỵ nặng xảy ra trong tương lai. Các phương pháp điều trị đột quỵ nhẹ có thể được áp dụng bao gồm: (5)
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) nếu bị thiếu máu cục bộ cấp tính. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như:
Phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối cơ học có thể phát huy hiệu quả tốt ở người bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính và tắc nghẽn động mạch. Để dự phòng đột quỵ tái phát, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh.
Để điều trị đột quỵ nhỏ, hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học và theo dõi tình trạng sức khỏe. Nên ăn nhiều rau, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Người bệnh cũng nên kiêng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… và chú ý tập thể dục, vận động 15 – 30 phút mỗi ngày.
Phòng ngừa đột quỵ nhỏ đặc biệt quan trọng để làm giảm nguy cơ đột quỵ và bảo vệ sức khỏe não bộ. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đột quỵ nhỏ, người bệnh cần chú ý:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Việc nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu đột quỵ nhẹ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn hoặc ai đó có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Phản ứng nhanh có thể là yếu tố then chốt để làm giảm tối đa biến chứng đột quỵ. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện là địa chỉ uy tín giúp tầm soát, cấp cứu đột quỵ hiệu quả, nhờ áp dụng các kỹ thuật, máy móc hiện đại bậc nhất.