Một thống kê cho thấy, trung bình cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh sẽ có 1 trẻ bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân cụ thể khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là gì? Tình trạng này có gây nguy hiểm không cho trẻ không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. (1)
Theo chia sẻ của bác sĩ Tùng: “Thuốc kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh có dược tính mạnh, liều lượng cao nhằm tiêu diệt các hại khuẩn, các lợi khuẩn cũng có thể bị tiêu diệt theo. Hệ quả là sự mất cân bằng của 2 nhóm vi khuẩn đường ruột. Thay vì giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn thì lúc này các lợi khuẩn lại bị kiềm chế, khiến trẻ khó tiêu và kém hấp thụ. Đồng thời, các vi khuẩn có hại sẽ tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa (viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong lòng ruột,…), dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy.”
Thuốc kháng sinh đường uống hay đường tiêm đều có thể gây tiêu chảy ở trẻ em, thường gặp gồm: Clindamycin, Erythromycin, Ampicillin, Tetracycline (Doxycycline, Minocycline), Amoxicillin, Penicillin, nhóm Cephalosporin (Cefuroxime, Cefixime, Cefpodoxime), nhóm Quinolones (Ciprofloxacin, Levofloxacin),…
Phần lớn các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ tiêu chảy nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng đi kèm, tổn thương và viêm nhiễm phù nề ở đại tràng như viêm loét, thủng ruột, rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng,… Do đó, khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy hay bất kỳ các biểu hiện bất thường nào khi sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.
Tiêu chảy do uống kháng sinh ở trẻ thường sẽ bắt đầu vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 của quá trình điều trị, kéo dài khoảng từ 1-7 ngày. Ở một số trẻ, tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra ngày từ ngày đầu dùng kháng sinh và kéo dài vài tuần sau khi ngưng thuốc. Các triệu chứng đi kèm khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy thường diễn ra ở mức độ nhẹ, gồm:
Một số trường hợp, tiêu chảy do uống kháng sinh diễn ra ở mức độ nặng, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng với các biểu hiện mất nước nặng, viêm ruột, đau bụng, trẻ tiêu chảy ra máu,… Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tiêu chảy là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất. Vậy làm sao để biết trẻ tiêu chảy do kháng sinh hay do ngộ độc thực phẩm?
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh không có biểu hiện sốt. Đồng thời, tình trạng kháng sinh ở trẻ sẽ có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng một số giải pháp chăm sóc tại nhà hoặc ngừng liều trình điều trị bằng kháng sinh.
Ngược lại, đối với tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, đa số trẻ đều có sốt, tiêu chảy ở mức độ nặng hơn và đi kèm với một số biểu hiện tiêu hóa khác như đau bụng, nôn trớ, đổ nhiều mồ hôi,…
Tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh khiến trẻ mất nước và điện giản. Điều này khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm gây ra bởi việc mất nước nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Hơn nữa, tiêu chảy khiến trẻ rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể bị suy nhược, trẻ yếu ớt, chậm phát triển về mặt thể chất.
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, phần lớn trẻ chỉ bị tiêu chảy ở mức độ nghe và không gây nhiều nguy hiểm nếu trẻ không bị mất nước. Do đó, khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, điều quan trọng mà bố mẹ cần làm là cung cấp đủ nước cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay đến bác sĩ điều trị để được hỗ trợ khi có bất thường.
Theo chia sẻ của bác sĩ Tùng, khi trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh, nhiều bố mẹ sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và bắt đầu tìm cách để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy của trẻ. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ nên giữ bình tĩnh, theo dõi các biểu hiện và thực hiện những lưu ý dưới đây:
Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy, bố mẹ nên thông báo sớm cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách, ngăn chặn tình trạng mất nước xảy ra.
Tiêu chảy khiến trẻ mất nước nhanh chóng, do đó, trẻ bị tiêu chảy cần được uống nhiều nước hơn bình thường. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến về việc sử dụng các loại dung dịch bù nước, bù điện giải như oresol cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Lưu ý, trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh nên hạn chế uống nước ép trái cây, nước ngọt và các dụng dịch giải khát khác vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy diễn ra nặng hơn.
Trẻ bị tiêu chảy nên thực hiện một chế độ ăn riêng, thay vì cho trẻ ăn những món ăn thường ngày, mẹ nên ưu tiên chọn những món ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, từ đó, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại đậu, thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến từ hải sản, đồ đông lạnh,… Ngược lại, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, bí, chuối, cam, củ cải đường,… và bổ sung thêm men tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ có thêm năng lượng, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Đối với trẻ nhỏ còn đang sử dụng bỉm, tã, bố mẹ nên chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, đúng cách vùng quanh hậu môn và vùng đóng bỉm. Trước khi mặc bỉm, mẹ nên thoa một lớp vaseline hoặc kem chống hăm (Zincofax, Penaten,…) để ngăn ngừa hăm tã cho trẻ.
Để phòng tránh tình trạng tiêu chảy do uống kháng sinh ở trẻ, bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp giúp trẻ tăng sức đề kháng và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong đó, vaccine ngừa virus Rota là một trong những loại vacxin được khuyến cáo tiêm cho trẻ (Rota là virus gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi).
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm tại các nước đang phát triển, có trên 125 triệu ca tiêu chảy do virus Rota ở trẻ dưới 5 tuổi, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao, diễn biến bệnh nhanh và nguy cơ gặp biến chứng cao.
Hiện nay, vaccine ngừa Rota được chia làm 3 loại, sử dụng theo đường uống, gồm:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp, thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá chủ quan khi trẻ gặp tình trạng này, thay vào đó, hãy chú ý quan sát các triệu chứng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mất nước, bổ sung năng lượng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.