Việt Nam có khoảng 5 triệu người bệnh tiểu đường, trong đó tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5% – 10%. Đáng nói, 95% trường hợp tiểu đường tuýp 1 do cơ chế tự miễn, 5% không rõ nguyên nhân. Vậy tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Cách quản lý điều trị hiệu quả như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn mạn tính, ngăn chặn tuyến tụy sản xuất insulin. Hormone insulin có vai trò quan trọng giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu. Insulin thường hoạt động theo các bước như: (1)
Dù bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu tái khám đều đặn, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kiểm soát được đường huyết,… thì người bệnh có cuộc sống như người bình thường.
Nếu người bệnh bi quan không điều trị tới nơi tới chốn hoặc tin vào những bài thuốc truyền miệng, bỏ cơ hội điều trị y khoa chính thống thì nồng độ glucose trong máu cao sẽ gây ra nhiều hậu quả. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, tiêm insulin hàng ngày để kiểm soát bệnh. (2)
Xem thêm: Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ?
Một số cách quản lý quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả bao gồm:
Hiện có nhiều loại insulin khác nhau, phần lớn đều tiêm thông qua kim, bút hoặc máy bơm. Tùy tình trạng và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn, hướng dẫn chi tiết cách tiêm insulin, liều dùng phù hợp.
Một số loại insulin bắt đầu hoạt động nhanh chóng, hết tác dụng sau vài giờ. Các loại insulin chính bao gồm:
Việc tiêm insulin hàng ngày sẽ được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc với cách hoạt động bao gồm: dùng thiết bị PPEC – Direct chứa tế bào được xây dựng từ tế bào gốc. Các tế bào này được thiết kế để phát triển thành các tế bào tụy chuyên biệt. Nó được cấy dưới da của người bệnh và giải phóng insulin bất cứ khi nào cơ thể cần. Đây là một liệu pháp giải phóng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 khỏi sự lệ thuộc vào tiêm insulin.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết ổn định bằng cách bổ sung nhiều trái cây, rau, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ, ít chất béo, calo. Người bệnh nên hạn chế dùng chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế, đồ ngọt. (3)
Tùy thuộc vào loại liệu pháp insulin đang sử dụng, người bệnh cần kiểm tra, ghi lại lượng đường trong máu ít nhất 2 lần/ngày.
Nên kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục hoặc lái xe hay khi lượng đường trong máu thấp. Theo dõi đường huyết thường xuyên hơn để giảm mức HbA1c, giúp ổn định đường huyết.
Ngay cả khi dùng insulin, ăn uống theo chế độ ăn cụ thể nhưng lượng đường trong máu vẫn có thể thay đổi. Chế độ ăn, hoạt động, dùng thuốc, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, rượu ảnh hưởng đến mức đường huyết nên cần theo dõi đường huyết thường xuyên để tìm cách điều chỉnh phù hợp.
Người bệnh tiểu đường có thể tập thể dục, thể thao thường xuyên, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu bằng cách di chuyển đường vào các tế bào để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất cũng làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Các bài tập có thể chọn như: erobic, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp,… Người bệnh nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng tránh ngồi quá lâu nên đứng dậy, di chuyển nếu đã ngồi hơn 30 phút.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, chuyên môn sâu trong việc kiểm soát, điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và các vấn đề về nội tiết: rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp, bướu cổ,… giúp người bệnh nhanh chúng phục hồi sức khỏe.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cụ thể về vấn đề tiểu đường tuýp 1 có chữa được không để người bệnh hiểu hơn về bệnh này. Vì bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần tiêm insulin và thường xuyên kiểm tra đường huyết và tái khám định kỳ để kiểm soát lượng đường trong máu và các biến chứng nguy hiểm lên thận, mắt, tim, thần kinh,… giúp duy trì cuộc sống khỏe mạnh.