Tiêm khớp gối có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động cho khớp trong điều trị các bệnh lý khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tìm ẩn nhiều rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách.
Tiêm khớp gối là kỹ thuật đưa thuốc vào khớp gối trong điều trị một số bệnh lý khớp gối. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu tại khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong tiêm khớp gối là corticosteroid có tác dụng kháng viêm tại chỗ, acid hyaluronic… vì có độ nhớt cao. Ngoài ra, kỹ thuật có thể được thực hiện để hút dịch viêm ra khỏi khớp gối để hạn chế tình trạng sưng đau. (1)
Hiệu quả giảm đau của phương pháp tiêm khớp đầu gối sẽ tùy theo mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người. Một số trường hợp triệu chứng đau nhức được cải thiện đáng kể, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh tiêm thêm. Tuy nhiên, sau khi tiêm nhưng hiệu quả không như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp thay thế khác.
Thuốc tiêm corticoid (steroid) là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Corticoid thường được sử dụng trong tiêm khớp gối. So với những thuốc kháng viêm dùng đường uống như thuốc NSAID, aspirin…, corticoid mang lại hiệu quả nhanh hơn.
Trong khớp gối thường có chất lỏng hoạt dịch giúp bôi trơn khớp, nhờ đó việc di chuyển trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể khiến chất lỏng này tích tụ quá nhiều trong khớp.
Chọc hút dịch khớp là phương pháp đưa chất lỏng dư thừa ra khỏi khớp gối, có tác dụng giảm đau và sưng tức thì. Ngoài ra, phương pháp này thường được cân nhắc khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng khớp. Một mẫu dịch khớp sẽ được thu thập để bác sĩ kiểm tra số lượng tế bào, nuôi cấy và thử độ nhạy với kháng sinh (antimicrobial sensitivity). Qua đó, người bệnh sẽ được chỉ định biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với cơ thể khỏe mạnh, khớp gối thường chứa khoảng 2ml dịch nhờn có thành phần chủ yếu là acid hyaluronic (AH) – một polysaccharide. Hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml. Tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp có khả năng làm suy giảm lượng chất nhờn này cùng khả năng bảo vệ sụn. Bác sĩ có thể tiêm acid hyaluronic vào khớp gối để tăng lượng chất nhờn này, cải thiện triệu chứng đau nhức. (2)
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm acid hyaluronic khi:
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 – 8 lần so với bình thường. Tiêm PRP vào khớp gối tổn hại do thoái hóa sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành tổn thương, cải thiện tình trạng viêm, qua đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng hoạt động của khớp gối.
Chọc hút dịch khớp giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi khớp gối, từ đó giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh khi điều trị bằng phương pháp này có thể đối mặt với một số biến chứng như:
Để hạn chế rủi ro, người bệnh nên đến tiêm khớp gối tại các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Sau tiêm nên theo dõi khớp gối xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không. Nếu có cần liên lạc ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Quy trình tiêm khớp gối thường được tiến hành với các bước sau: (3)
Sau tiêm, người bệnh cần được theo dõi chỉ số mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, viêm trong khoảng 24 giờ. Một số biến chứng có thể xảy ra sao tiêm gồm: (4)
Bác sĩ thường chỉ định tiêm khớp gối cho những trường hợp có bệnh kèm theo dưới đây, trong đó tổn thương khớp gối đáp ứng kém hiệu quả dù áp dụng điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng, cụ thể:
Các trường hợp chống chỉ định tiêm khớp gối gồm:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tiêm khớp gối là thủ thuật giúp khắc phục tình trạng viêm, đau hiệu quả và nhanh gọn. Đây đang là thủ thuật được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín bởi các bác sĩ chuyên khoa, có kiến thức giải phẫu để ngăn ngừa nguy cơ tai biến có thể xảy ra.