Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh có nhiều khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim, khiến cơ tim bị hoại tử và gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc nhận thức sớm về tình trạng măc bệnh góp phần phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm khiến cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Lưu lượng máu giảm thường là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần động mạch vành tim. Tình trạng tim bị thiếu máu xảy ra thường xuyên nhất khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc phấn khích (thời điểm này tim yêu cầu lưu lượng máu lớn hơn). (1)
Theo thời gian, cơ tim không được cung cấp đủ máu có thể diễn tiến nặng, khi tim không nhận đủ lượng oxy cũng như dinh dưỡng cần thiết sẽ gây tổn thương cơ tim và làm suy giảm chức năng tim. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thể đối mặt với các vấn đề như: loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Triệu chứng phổ biến và điển hình nhất của bệnh lý này là đau thắt ngực (đặc biệt là phần ngực trái) (2). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào (tình trạng này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng). Ngoài ra, phụ nữ, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:
Trong một số trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh cơ tim thiếu máu có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:
Tình trạng cơ tim bị thiếu máu xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành bị suy giảm, cản trở. Trong đó, chức năng chính của các hồng cầu (có trong máu) là vận chuyển oxy nuôi các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm cả tim. Khi lượng máu đến tim bị giảm cũng đồng nghĩa với lượng oxy cung cấp cho tim bị giảm.
Thiếu máu cơ tim có thể phát triển chậm theo thời gian do tình trạng động mạch bị tắc nghẽn hoặc cũng có thể xảy ra nhanh chóng đột ngột khi xuất hiện các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành.
Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Một số tác nhân dưới đây có thể gây khởi phát cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim:
Một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Bệnh có thể gây nhồi máu cơ tim, biến chứng này có tỷ lệ tử vong rất cao nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành do huyết khối gây nên càng kéo dài thì tính mạng của người bệnh càng bị đe dọa.
Bên cạnh đó, tình trạng cơ tim thiếu máu có thể để lại các biến chứng khác như:
Như vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong điều trị, kiểm soát và phòng ngừa. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý này hãy liên hệ tới cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. Xem thêm một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ tim.
Thông qua các triệu chứng chưa thể đánh giá người bệnh mắc thiếu máu cơ tim nhẹ hay nặng, bởi có nhiều trường hợp tắc nghẽn mạch vành nhiều nhưng có diễn tiến thầm lặng, trong khi đó có những người bệnh tắc nghẽn một phần mạch vành đã xuất hiện các dấu hiệu đau nặng (3). Do đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng bao gồm:
Áp dụng lối sống khoa học và loại bỏ những thói quen xấu không những giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh lý mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị. Việc thực hiện lối sống lành mạnh rất tốt cho quá trình chữa trị của bệnh nhân.
Người bệnh nên hạn chế hút thuốc, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, thường xuyên vận động, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và cố gắng kiểm soát các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao,… để quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ sát sao phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra.
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định trong điều trị thiếu máu cơ tim cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bao gồm:
Lưu ý: Để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi người bệnh tuân thủ sát sao theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Đối với các bệnh nhân thiếu máu cơ tim nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc đôi khi không mang lại hiệu quả tối ưu. Trường hợp này các bác sĩ thường chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh là thói quen tốt giúp cho tim phát huy tối đa các chức năng (4). Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơ tim thiếu máu người bệnh cần:
Có thể bạn quan tâm: Bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài ra, thăm khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế cũng là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim. Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại như: máy ECG (đo điện tâm đồ, kiểm tra nhịp tim), máy MSCT tim và mạch vành, máy Holter ECG cùng hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện,…
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia giỏi hàng đầu cũng giúp Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh trở thành địa chỉ thăm khám, tầm soát và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý về tim mạch. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn vui lòng liên hệ 024 3872 3872 (HN) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM).
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Thiếu máu cơ tim là một trong các bệnh lý tim mạch có tỷ lệ tử vong cao rất cao, vì vậy phát hiện sớm tình trạng mắc bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả lâu dài. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào thông qua các triệu chứng, biểu hiện kể trên, bạn cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, chẩn đoán bệnh kịp thời.