Suy tim phải khiến máu không được bơm đủ về phổi, ứ máu lại ở tĩnh mạch gây phù nề ở người bệnh và tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
ThS.BS Võ Anh Minh cho biết, cấu tạo trái tim có 4 ngăn, bao gồm tâm nhĩ trái và phải, tâm thất trái và phải. Nhiệm vụ của tâm thất trái là bơm máu từ tim đến tất cả các cơ quan trong cơ thể trước áp lực tương đối cao, đòi hỏi thành tâm thất trái phải cơ, dày và khỏe. Ngược lại, công việc của tâm thất phải là bơm máu nghèo oxy “đã qua sử dụng” đến phổi, qua động mạch phổi để được bổ sung oxy. Nó có thể hoạt động dưới áp suất thấp và là một cấu trúc có thành tương đối mỏng, ít cơ tim hơn nhiều so với tâm thất trái.
Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải không bơm máu đến phổi hiệu quả. Hay nói cách khác, tâm thất phải bị suy yếu dẫn đến không bơm máu đủ về phổi. Bệnh lý này thường xảy ra khi tâm thất trái suy yếu, mất khả năng bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Hoặc có thể do một số bệnh lý, bao gồm tăng áp động mạch phổi do nhiều nguyên nhân, bệnh lý cơ tim thất phải và bệnh van tim… (1)
Hai dạng suy tim này có một số điểm khác biệt sau đây:
Theo ThS.BS Võ Anh Minh, người bệnh suy tim phải có triệu chứng khá nặng so với suy tim trái. Người bệnh cũng cần phải lưu ý để có thể kịp thời được bác sĩ can thiệp chữa trị. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm: (2)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim phải, trong đó phần lớn do người bệnh đã bị suy tim trái trước đó. (3)
Suy tim trái là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy tim phải. Khi tâm thất trái hoạt động không hiệu quả, áp suất dòng máu tăng lên và cuối cùng ứ lại ở phổi. Điều này có thể gây quá tải cho phía bên phải của tim. Hậu quả là khi bên phải không thể bơm máu hiệu quả, máu sẽ ứ lại trong các tĩnh mạch, dẫn đến sưng phù.
Bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thuyên tắc phổi và các nguyên nhân khác gây tăng áp phổi. Áp lực cao trong động mạch phổi làm tăng khối lượng công việc của tâm thất phải. Theo thời gian, tâm thất phải có thể không bơm máu tốt như bình thường.
Đau tim là tình trạng tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu cho tim. Nhồi máu cơ tim có thể gây suy tim trái dẫn đến suy tim phải; hoặc có thể trực tiếp gây ra suy tim phải do nguồn cung cấp máu cho tâm thất phải bị ngăn chặn (nhồi máu cơ tim thất phải).
Hẹp van ba lá là tình trạng van ba lá bị hẹp lại. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu ra khỏi tâm nhĩ phải, khiến tâm nhĩ phải giãn lớn và ứ máu lại ở các tĩnh mạch ngoại vi.
Van ba lá không được đóng đúng cách còn được gọi là tình trạng hở van ba lá. Điều này làm cho máu trong tâm thất phải chảy ngược vào tâm nhĩ phải và gây ra tình trạng quá tải thể tích cho tâm thất phải. Theo thời gian, điều này có thể khiến tâm thất phải giãn ra và suy yếu.
Bao quanh tim là một túi màng. Tình trạng viêm lặp đi lặp lại hoặc liên tục sẽ gây ra tình trạng cứng và dày lên. Màng tim dày lên làm hạn chế khả năng bơm máu hiệu quả của tim.
Dị tật tim bẩm sinh cũng là một nguyên nhân suy tim bên phải. Một số loại khuyết tật tim bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu bất thường trong tim và làm suy yếu tâm thất phải.
Các biến chứng của suy tim phải có thể bao gồm từ: (4)
Chẩn đoán suy tim phải thường đòi hỏi một cuộc kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng bởi bác sĩ tim mạch. Bác sĩ cũng cần phải nắm rõ tiền sử bệnh và có các xét nghiệm phù hợp. Khi xem lại tiền sử sức khỏe, người bệnh có thể được chẩn đoán bị suy tim phải nếu đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.
Một số phương pháp chẩn đoán suy tim phải, bao gồm:
Theo ThS.BS Võ Anh Minh, tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị suy tim phải phù hợp. Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân gây suy tim phải đều có thể chữa được nhưng người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của mình. Thông thường, sự kết hợp giữa thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và sử dụng thiết bị hỗ trợ tim sẽ giúp người bệnh kiểm soát suy tim tốt hơn.
Thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của người bệnh và làm chậm tiến triển của bệnh. Người bị suy tim phải nhẹ cần thực hiện một số điều sau:
Người bệnh sử dụng thuốc để điều trị suy tim phải, cải thiện chức năng tim, điều trị các triệu chứng liên quan đến nhịp tim, huyết áp cao và tích tụ chất lỏng. Sử dụng thuốc giúp cơ thể:
Những loại thuốc cụ thể được bác sĩ kê đơn để điều trị suy tim phải, bao gồm:
Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ điều trị suy tim phải như:
Người bệnh mắc suy tim phải cần được thăm khám và chữa trị sớm.
Nếu việc dùng thuốc không đạt hiệu quả trong việc kiểm soát và điều trị suy tim phải hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc ghép tim.
Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD): Thiết bị này có thể được cấy ghép để giúp người có tim yếu bơm máu hiệu quả hơn.
Phẫu thuật cấy ghép tim: Trái tim bị tổn thương được phẫu thuật thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ một người hiến tặng.
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh suy tim phải. Nhưng thay vào đó, bạn có thể điều trị các tình trạng gây suy tim. Nếu điều trị những tình trạng này sớm, bạn có thể ngăn chặn suy tim trước khi nó bắt đầu:
Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm tim và mạch máu 4D hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 – 3 Tesla, MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống máy DSA chụp mạch vành 360 độ…, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh tiếp nhận và điều trị cho người bệnh bị suy tim phải cũng như các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh,…).
Phác đồ điều trị được xây dựng cá thể hóa cho từng người bệnh, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Điều quan trọng nhất là tập sống lành mạnh và biến nó trở thành một phần của thói quen hàng ngày. Bạn càng có lối sống khoa học thì tình trạng suy tim phải có thể được cải thiện. Thường xuyên theo dõi và quản lý các triệu chứng bên cạnh việc dùng thuốc theo toa kê của bác sĩ.