Ngày nay, thuật ngữ hôn mê được nhắc đến rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vực y khoa mà còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Bệnh nhân tiểu đường hay ăn ngọt rơi vào hôn mê, Hôn mê sâu do uống nhầm thuốc mất ngủ của chồng, Giải khát bằng nước ngọt, nam thanh niên 27 tuổi hôn mê,….Vậy hôn mê là gì? Hôn mê xuất phát từ những nguyên nhân nào? Triệu chứng, việc chẩn đoán và cách điều trị hôn mê ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hôn mê là tình trạng bất tỉnh kéo dài. Một người khi rơi vào trạng thái hôn mê sẽ không có bất kỳ phản ứng nào với những kích thích từ bên ngoài. Bệnh nhân nằm bất động dù có bị tác động, la hét vào tai. Nói cách khác, khi hôn mê, bệnh nhân sẽ mất khả năng thức tỉnh. (1)
Hôn mê có thể diễn biến ở nhiều mức độ và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, dù với bất kỳ nguyên nhân nào, hôn mê vẫn luôn được xem là một tình trạng cấp cứu, cần được thực hiện khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng và chức năng não của bệnh nhân. Bởi trên thực tế, có không ít trường hợp bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và không được cứu chữa kịp thời.
Song, để có thể mô tả chính xác mức độ hôn mê, giới y khoa sẽ dựa trên thang điểm Glasgow (GCS)
Theo đó, GCS là một thang điểm được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và quá trình điều trị tình trạng hôn mê. Kỹ thuật này giúp đánh giá khả năng mở mắt, di chuyển và lời nói của bệnh nhân. Tổng số điểm được tính bằng cách cộng điểm từ các hạng mục khác nhau, và nằm trong khoảng tối thiểu từ 3 đến tối đa là 15. (2)
Hôn mê có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp hôn mê do chấn thương não. Hiện có hơn 50% trường hợp hôn mê xuất phát từ chấn thương vùng đầu hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn não.
Một số nguyên nhân sau đây cũng có thể dẫn đến hôn mê:
Hôn mê không phải là một bệnh, mà là biểu hiện của bệnh.Có thể nhận biết hôn mê thông qua các triệu chứng sau đây:
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu vừa kể trên, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm:
Sau hôn mê vẫn có nhiều trường hợp dần phục hồi, tuy vậy những bệnh nhân này phải chịu di chứng tàn tật. Song song đó, có không ít bệnh nhân rơi vào trạng thái thực vật và tử vong sau một thời gian điều trị. Đó là chưa kể, trong thời gian hôn mê, bệnh nhân có thể lở loét, nhiễm trùng đường tiết niệu, hình thành cục máu đông ở chân,… (3)
Khai thác bệnh sử là việc làm cần thiết để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Những thông tin được khai thác thường là nguyên nhân gây hôn mê, thời gian hôn mê bao lâu, cách thức khởi phát,…
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bao gồm: quan sát các chấn thương (nếu có), theo dõi sự thay đổi của sắc tố da (trên xương đá phía sau tai hoặc hốc mắt), tình trạng tụ máu màng nhĩ, kiểm tra các cử động của mắt và thân nhiệt,…
Song song đó, một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để kiểm tra tình trạng đường huyết, lượng độc tố trong cơ thể (nếu bệnh nhân nhiễm độc hoặc có sử dụng chất kích thích), chọc dò tủy sống (kiểm tra nhiễm trùng), chụp CT scanner hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) và một số bước kiểm tra khác.
Điều trị hôn mê phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận y tế kịp thời và biết được nguyên nhân khởi phát. Vì vậy, người thân của bệnh nhân cần nhanh chóng đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất, đồng thời, cung cấp các thông tin về bệnh sử, nguyên nhân phát bệnh cho bác sĩ, điều này sẽ càng làm tăng cơ hội chữa trị. (4)
Sau khi nhập viện, bệnh nhân hôn mê thường được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt (khoa Hồi sức Cấp cứu – ICU). Tại đây, người bệnh sẽ được đảm bảo ổn định các chức năng của cơ thể như: hô hấp (giữ thông đường thở, duy trì thở oxy, mở và đặt nội khí quản), huyết áp, tuần hoàn (duy trì nhịp tim, nước điện giải, điều chỉnh huyết áp).
Các bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến hôn mê, diễn biến sức khỏe, mức độ suy giảm ý thức của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người hôn mê càng lâu thì tiên lượng càng xấu. Mặc dù vậy, một số bệnh nhân vẫn có thể tỉnh lại sau hôn mê thời gian dài.
Sau hôn mê, các dấu hiệu tiên lượng sau đây được coi là thuận lợi:
Hôn mê là một biểu hiện rối loạn ý thức nặng, không phải bệnh. Do đó, có thể phòng ngừa hôn mê bằng các phương pháp sau:
Những bệnh nhân tỉnh dậy sau hôn mê có thể phục hồi sức khỏe dần dần.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ bị khuyết tật do trước đó não đã tổn thương. Vì vậy, các bệnh nhân này phải tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, hỗ trợ tâm lý.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực cho những bệnh nhân nguy kịch như: sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan, suy thận, suy gan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng, ngộ độc cấp… Khoa ICU được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp người bệnh phục hồi sớm – mau về nhà.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Những thông tin hữu ích từ hôn mê sẽ giúp hiểu thêm về khái niệm hôn mê là gì? Cũng như biết được nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị đối với tình trạng trên.