Phế cầu khuẩn là tác nhân hàng đầu gây ra một loạt bệnh lý do phế cầu nhiễm trùng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em và cả người lớn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Ngô Quý Châu – Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.
Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những bệnh đáng sợ nhất
Giáo sư cho biết, bệnh do vi khuẩn phế cầu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người chết do căn bệnh này, trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiễm trùng phế cầu cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do vi khuẩn, viêm màng não, nhiễm trùng máu và viêm tai giữa ở trẻ em. (1)
Phế cầu khuẩn (tên khoa học là Streptococcus pneumoniae – S. pneumoniae) là 1 loại vi khuẩn Gram dương, trực thuộc chi Streptococcus. Vi khuẩn này còn được gọi là phế cầu, cư trú trong khoang mũi họng của những người khỏe mạnh và chờ thời cơ để phát triển khi đủ điều kiện. Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm loại vi khuẩn này, sau đó lây cho người khác khi ho hoặc hắt hơi mà không che miệng, làm bắn dịch mang mầm bệnh ra ngoài không khí.
Khi bị vi khuẩn Streptococcus pneumoniae tấn công, trẻ em, người lớn tuổi và những người có bệnh lý nền mạn tính có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng hơn các đối tượng khác. Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh do phế cầu chính là tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Y khoa phân bệnh do vi khuẩn phế cầu thành 2 loại: (2)
Đây là những bệnh lý phế cầu tương đối nhẹ, do vi khuẩn S. pneumoniae chỉ xâm nhập bên ngoài, không tấn công các cơ quan chính hoặc vào máu của người bệnh. Chúng có thể lây lan từ mũi và họng xuống đường hô hấp trên và dưới, gây ra các bệnh như:
So với loại không xâm lấn, bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn (IPD) nghiêm trọng hơn, vì lúc này vi khuẩn S. pneumoniae đã xâm nhập các cơ quan chính hoặc thậm chí vào máu, gây nên các bệnh lý:
Ghi chú:
Bên cạnh viêm phổi, các bệnh viêm đường hô hấp dưới khác cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm, khó lường nếu không được phát hiện sớm. Các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã đưa ra một số dấu hiệu, triệu chứng dễ nhận biết nhất của một số căn bệnh viêm nhiễm hệ thống hô hấp dưới phổ biến hiện nay. Chi tiết xem tại đây.
Ngoài những bệnh lý kể trên, phế cầu còn là “thủ phạm” đứng sau các bệnh nhiễm trùng khác như viêm tủy xương, viêm khớp, nhiễm trùng khớp…
Người đang mắc một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu cao hơn
Vi khuẩn S. pneumoniae lây lan rất nhanh qua các giọt dịch trong không khí, khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi. May mắn là nó không lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Hầu hết những người tiếp xúc với vi khuẩn S. pneumoniae đều không có triệu chứng. Đó là nhờ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh của họ ngăn cản vi trùng di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người có hệ thống miễn dịch kém, vi khuẩn sẽ có cơ hội đi từ cổ họng đến phổi, sau đó tới máu, các xoang, tai giữa hoặc não. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Những đối tượng thường có hệ miễn dịch yếu là:
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng phế cầu, nhưng một số người có nguy cơ nhiễm trùng hoặc gặp phải biến chứng cao hơn những người khác. Các đối tượng này bao gồm: (3)
Để chẩn đoán bệnh về phế cầu khuẩn, trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng (xuất hiện bao lâu, ở mức độ nào…), sau đó tiến hành khám sức khỏe tổng quát.
Thực hiện một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm phế cầu khuẩn
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chúng ảnh hưởng đến bộ phận nào của cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như:
Việc điều trị bệnh lý do phế cầu khuẩn phụ thuộc vào loại bệnh cũng như mức độ nặng/nhẹ của các triệu chứng. (5)
Thông thường, nếu nhiễm bệnh do phế cầu ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên dùng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Trong trường hợp bạn bị nhiễm vi khuẩn phế cầu xâm lấn, sử dụng kháng sinh là cần thiết trong phác đồ điều trị bệnh. Việc dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu sẽ do bác sĩ quy định sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm.
Đối với một số trường hợp nhiễm trùng nặng, có nguy cơ dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Ngoài ra, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cần đến liệu pháp oxy cũng như các hình thức điều trị khác, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà họ mắc phải.
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn. Ai cũng nên tiêm phòng, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi và người đang có bệnh lý nền – những đối tượng vốn có hệ miễn dịch yếu. (4)
Vắc xin phế cầu hoạt động bằng cách “dạy” hệ miễn dịch cách tự vệ chống lại bệnh tật. Theo đó, sau khi được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể khác nhau cho mỗi virus, vi khuẩn gây bệnh mà nó bắt gặp. Nhờ đó, hàng rào gồm một nhóm nhiều kháng thể sẽ được dựng lên nhằm bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu.
Hiện tại, có hai loại vắc xin ngừa bệnh phế cầu:
Tiêm vắc xin giúp phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ em và người lớn
Xem bảng giá và đặt lịch tiêm phòng tại đây.
Bên cạnh việc tiêm phòng, bạn có thể tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn S. pneumoniae bằng cách:
Dưới sự dẫn dắt của GS.TS.BS Ngô Quý Châu – chuyên gia đầu ngành, “cây đại thụ” trong lĩnh vực nội hô hấp của Việt Nam, khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội là địa chỉ thăm khám quen thuộc của các bệnh nhân nhiễm bệnh lý phổi – hô hấp, bao gồm bệnh do vi khuẩn phế cầu, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, ung thư phổi…
Bệnh viện quy tụ đội ngũ nhân sự gồm những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trên cả nước, đồng thời được đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại được nhập khẩu đồng bộ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh: hệ thống nội soi màng phổi, hệ thống nội soi phế quản ống mềm hiện đại dải tần hẹp NBI, máy chụp X quang công nghệ cao, máy chụp CT 128 dãy để phát hiện sớm ung thư phổi, màng phổi, các bệnh phế quản, phổi; hệ thống đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán nguyên nhân ngủ ngáy, mất ngủ và căn chỉnh điều trị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, máy thở không xâm nhập điều trị suy hô hấp…
Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng (Hô Hấp, Phẫu thuật, Hồi sức tích cực, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, cấp cứu…) và các khoa cận lâm sàng như khoa xét nghiệm (sinh hóa, huyết học, vi sinh), khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm giải phẫu bệnh tế bào học… tạo nên một quy trình khép kín, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trạng nhằm xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:
Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng về phế cầu khuẩn và các căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Hãy luôn ăn uống và tập luyện để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.