Nội soi đường ruột là thủ thuật giúp tầm soát, chẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nội soi đường ruột có đau không, cũng như phương pháp và quy trình thực hiện. Bài viết này sẽ giúp mọi người có cách nhìn toàn diện về phương pháp nội soi này.
Nội soi đường ruột (hay còn gọi là nội soi đường tiêu hóa) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp kiểm tra các cơ quan thuộc ống tiêu hóa như: thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột non, đại trực tràng. Thủ thuật này giúp bác sĩ nhìn thấy trực tiếp, đánh giá các tổn thương trong đường tiêu hóa một cách chính xác. Đường tiêu hóa được phân thành đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) và đường tiêu hóa dưới (đoạn cuối hồi tràng, đại tràng, trực tràng).
Phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi là dụng cụ dạng dây mềm, kích thước nhỏ và dài, linh hoạt, đầu ống soi có gắn đèn để chiếu sáng đoạn ống tiêu hóa cần khảo sát. Đồng thời, trên đầu ống soi có gắn camera để thu hình ảnh. Những hình ảnh này được đưa về một bộ xử lý và truyền tải trên màn hình có độ phân giải cao và phóng đại hàng trăm lần. Nhờ vậy, các bác sĩ nội soi có thể quan sát rõ các tổn thương ở mô và niêm mạc trong ống tiêu hóa.
Thông qua những hình ảnh từ nội soi tiêu hóa giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh, đánh giá chính xác và điều trị các bệnh liên quan đến ống tiêu hóa như:
Đặc biệt, nội soi ống tiêu hóa là phương án tốt nhất giúp tầm soát, phát hiện ung thư sớm ở các bộ phận như thực quản, dạ dày, đại trực tràng.
Hiện nay, nội soi đường ruột có 2 phương pháp là nội soi thường (gây tê tại chỗ) và nội soi không đau (gây mê).
Nội soi không đau: Bệnh nhân sẽ được gây mê bằng đường tĩnh mạch và ngủ trong quá trình nội soi nên hoàn toàn không có cảm giác khó chịu hay đau đớn. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, ít biến chứng nên không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng thuốc mê ít, thời gian gây mê ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh táo khi kết thúc nội soi.
Nội soi thường: Bệnh nhân tỉnh táo trong quá trình nội soi. Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ vùng hầu họng trước khi soi. Ống nội soi sẽ được đưa qua đường miệng hoặc đường mũi, qua hầu họng xuống dưới thực quản- dạ dày- tá tràng (nội soi đường tiêu hóa trên), hoặc đưa ống nội soi qua ngã hậu môn vào trực tràng-đại tràng đến manh tràng và đoạn cuối hồi tràng (nội soi đường tiêu hóa dưới).
Phương pháp nội soi này có thể gây cảm giác buồn nôn, căng tức, khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Người bệnh bị đau, cử động dễ dẫn đến tổn thương đường ruột, gây khó khăn cho bác sỹ khi thực hiện thủ thuật và có thể dẫn đến bỏ sót tổn thương.
Thông qua phương pháp nội soi, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường của ống tiêu hóa. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể có chỉ định sinh thiết chẩn đoán chính xác tổn thương, thực hiện các thủ thuật can thiệp cần thiết cho người bệnh.(1)
Nội soi đường ruột được thực hiện theo quy trình 3 bước: chuẩn bị trước, trong và sau khi nội soi:
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, khai thác tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hoặc thực hiện một số xét nghiệm cần thiết xem người bệnh có đủ điều kiện nội soi hay không. Đồng thời, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang dùng hay các chất gây dị ứng cho cơ thể.
Sau khi được chỉ định nội soi, người bệnh được phát thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc để làm sạch đường ruột. Đồng thời, người bệnh cũng được yêu cầu ngưng một số loại thuốc đang sử dụng (thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường, thuốc sắt…) trước và trong ngày nội soi.
Đối với nội soi đường tiêu hóa trên, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi nội soi ít nhất 6 giờ, và chỉ uống ít nước lọc. Đối với nội soi đường tiêu hóa dưới thì bệnh nhân cần uống thuốc để làm sạch lòng đại tràng. Tránh những thức ăn có nhiều chất xơ trong vòng vài ngày trước khi nội soi.
Đối với trường hợp nội soi không đau, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch để gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường miệng hoặc hậu môn. Hình ảnh bên trong được camera thu lại và hiển thị trên màn hình kết nối. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh thu được để đưa ra chẩn đoán bệnh.
Trường hợp nội soi không gây mê, trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau buồn nôn, tức bụng, khó chịu, nên cố gắng hít thở sâu, không nên cử động vì cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi kết thúc nội soi.
Sau khi thực hiện xong nội soi, người bệnh được cho về phòng nghỉ ngơi, cho đến khi hết khó chịu. Một số triệu chứng thông thường sau khi nội soi người bệnh gặp phải là đau họng, đau bụng, chướng bụng…
Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể cắt polyp, lấy mô để sinh thiết hoặc có thể tiến hành các thủ thuật điều trị như cầm máu, lấy dị vật, nong hẹp… Những trường hợp này sau nội soi có thể đi cầu ra ít máu, mọi người không nên lo lắng vì tình tràng chảy máu này sẽ tự cầm.
Sau cùng, bác sĩ sẽ trả kết quả nội soi, kê đơn thuốc hẹn tái khám (trường hợp cần), hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Trường hợp nội soi không gây mê, bệnh nhân tỉnh táo bình thường, và đôi khi có cảm giác đau vướng ở họng và đau bụng sau khi nội soi. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất trong vòng 30 phút.
Nội soi gây mê sẽ cần một khoảng thời gian để thuốc mê hết tác dụng, người bệnh cần nghỉ ngơi chờ tỉnh táo hẳn rồi mới về. Sau khi nội soi, người bệnh có thể ăn uống bình thường.
Như trình bày ở trên, tùy vào phương pháp nội soi đường ruột mà có thể gây đau hoặc không cho bệnh nhân. Với phương pháp không đau (có dùng thuốc mê), người bệnh sẽ tiêm thuốc mê nhỏ vào tĩnh mạch giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngắn, thời gian này bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nội soi nên người bệnh sẽ không cảm giác đau đớn hay khó chịu. Kết thúc nội soi, bệnh nhân thức dậy hoàn toàn bình thường.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai các kỹ thuật nội soi theo tiêu chuẩn quốc tế không đau – không biến chứng – nhanh hồi phục. Với phương pháp nội soi không đau giúp bệnh nhân không còn cảm giác lo lắng, sợ hãi khi tiến hành nội soi.
Phương pháp nội soi đường ruột được xem là an toàn, tuy nhiên vẫn có một vài biến chứng rủi ro mà người bệnh cần lưu ý:
Dù tỷ lệ xảy ra tai biến sau khi nội soi đường ruột tuy không nhiều nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi sức khỏe sau khi nội soi. Nếu có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn mửa, chảy máu hoặc đi tiêu ra máu nhiều thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Tùy phương pháp phương pháp nội soi, có thủ thuật đi kèm, đối tượng có bảo hiểm y tế hoặc không mà có chi phí nội soi đường ruột khác nhau. Để biết chính xác về chi phí phải chi trả cho dịch vụ khám nội soi đường ruột, bệnh nhân có thể liên hệ số hotline của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn chi tiết.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại nội soi đường ruột là một phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về tiêu hóa. Nó giúp bác sĩ xác định rõ nguyên nhân của các triệu chứng và thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết để điều trị bệnh.