TTƯT.TS.BS PHẠM HỮU TÙNG

TTƯT.TS.BS PHẠM HỮU TÙNG

Phó Giám Đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng – Phó Giám Đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM

Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược TP HCM, năm 2001, bác sĩ Tùng về công tác tại khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy và gắn bó với đơn vị này từ đó đến 2022. Nhờ sự năng nổ nhiệt tình trong công việc và khả năng chuyên môn vững vàng, chỉ sau 2 năm công tác, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Nội soi. Quá trình công tác, ông đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Nội tổng quát năm 2008 và chương trình tiến sĩ chuyên ngành Nội khoa năm 2018.

Sau nhiều năm gắn bó với khoa Nội soi – Bệnh viện Chợ Rẫy, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng hiện đang tiếp tục công tác tại Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM với vai trò Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa và hiện tại là Phó Giám đốc của Trung tâm.

Với châm ngôn sống và làm việc: “Phải đam mê thì mới thành công”, bác sĩ Phạm Hữu Tùng đã cống hiến cho nghề y bằng cả tấm lòng nhiệt huyết và niềm đam mê nghề nghiệp. Trong suốt những năm công tác, bác sĩ Phạm Hữu Tùng đã nhận được nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý do UBND tỉnh, Bộ Y Tế, Thủ tướng chính phủ và Nhà nước phong tặng.

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

TS.BS Phạm Hữu Tùng có hơn 20 năm kinh nghiệm trong Tiêu hóa và nội soi tiêu hóa. Tham gia học tập và tập huấn tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…và nhiều hội nghị chuyên ngành về nội soi tiêu hóa.

Thực hiện nhiều kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa gan mật tụy như:

– Nội soi tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, gan – mật – tụy
– Thực hiện các thủ thuật nội soi điều trị: Nong hẹp đường tiêu hóa, cắt polyp đường tiêu hóa, cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa (ESD), thắt tĩnh mạch thực quản, chích Histoacryl điều trị giãn tĩnh mạch tâm – phình vị, mở thông dạ dày ra da, chích cầm máu, kẹp clip cầm máu, đốt cầm máu, đốt APC…
– Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Lấy sỏi, tán sỏi đường mật, đặt stent đường mật-tụy, spyGlas…
– Nội soi siêu âm (EUS) đánh giá các tổn thương u dưới niêm, các bệnh lý mật tụy, chọc hút kim nhỏ (FNA), dẫn lưu nang giả tụy, nang tụy hoại tử…

xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội soi lấy sỏi ống mật chủ: Quy trình, đối tượng, ưu nhược điểm

Sỏi ống mật chủ là bệnh thường gặp trong các bệnh lý về hệ thống dẫn mật. Tùy vào kích thước, số lượng sỏi ống mật chủ và tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị lấy sỏi khác nhau. Phương pháp điều trị phổ biến...

Phẫu thuật mở thông dạ dày ra da qua nội soi (PEG) như thế nào?

Mở thông dạ dày ra da qua nội soi đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh, an toàn, ít gây biến chứng. Để hạn chế xuất hiện rủi ro, bệnh nhân nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện mở thông dạ dày ra da qua...

Cầm máu ống tiêu hóa bằng Argon Plasma qua nội soi

Cầm máu ống tiêu hóa bằng Argon Plasma là phương pháp cầm máu không tiếp xúc hiện đại, trở thành lựa chọn thay thế tối ưu cho các kỹ thuật truyền thống trước đó. Phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn, dễ thực hiện và điều trị tổn...

Nội soi siêu âm trực tràng: Quy trình, chống chỉ định và lưu ý

Hiện có nhiều phương pháp hỗ trợ bác sĩ phát hiện và chẩn đoán những bệnh lý ở trực tràng như siêu âm, nội soi, chụp x-quang… Trong đó, nội soi siêu âm trực tràng là phương pháp được đánh giá cao nhờ tính chính xác, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên,...

Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên: Quy trình thực hiện

Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên là phương pháp tầm soát, phát hiện chính xác những tổn thương ở đường tiêu hóa trên. Đây là thành tựu y khoa quan trọng trong chẩn đoán những bệnh lý đường tiêu hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng...

Barrett thực quản có chữa khỏi không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Nhiều người bệnh lo lắng liệu barrett thực quản có chữa khỏi không. Tình trạng này có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, khi các tế bào ở niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám...

Loét thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, có nguy hiểm không?

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, dẫn thức ăn từ hầu họng xuống đến dạ dày. Giống như những cơ quan khác trong cơ thể, thực quản cũng đối diện nhiều nguy cơ bị tổn thương. Một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp là loét thực quản. Nếu không...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM