Não úng thủy là một bệnh lý về hệ thần kinh trung ương thường gặp, nhất là ở trẻ em. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ, trung bình trong 1.000 trẻ sơ sinh sẽ có 1 đến 2 bé bị não úng thủy bẩm sinh. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ thống não bộ, thần kinh của trẻ và có thể khiến trẻ tử vong. Vậy bệnh não úng thủy có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp điều trị não úng thủy.
Não úng thủy (Hydrocephalus) là tình trạng tích tụ quá nhiều dịch não tủy trong não thất do sự rối loạn các quá trình sản xuất, lưu thông dòng chảy và hấp thu dịch não tủy. (1)
Dịch não tủy là chất lỏng trong suốt được sản xuất từ các mô lót bên trong não thất và được hấp thụ bởi các mô mạch máu trong các mô gần đáy não. Nó bao quanh não và tủy sống với nhiệm vụ quan trọng nhất là lót đệm giữa phẫn não bên trong với phần rắn bên ngoài. Đồng thời, dịch não tủy còn có vai trò cung cấp dưỡng chất và loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất của não và bảo vệ hệ thần kinh trung ương khỏi các tác động cơ học, điều chỉnh áp suất não.
Não úng thủy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và người già trên 60 tuổi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn hơn và người lớn dưới 60 tuổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng tích tụ dịch não tủy ở trẻ sơ sinh cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến kích thước đầu của bé tăng lên một cách bất thường. Tuy nhiên, đối với trẻ lớn hơn, dịch não thủy phát triển sau khi hai thóp của bé đã đóng lại thường sẽ không làm thay đổi kích thước đầu của bé hoặc chỉ làm phồng thóp lên và tăng nhanh áp lực bên trong não.
Não úng thủy được chia làm hai loại:
Các triệu chứng của bệnh não úng thủy tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi mắc bệnh, thời gian mắc bệnh và sự thay đổi về áp lực nội sọ. (2)
Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi trẻ sơ sinh bị não úng thủy là sự tăng nhanh bất thường về kích thước đầu, mất cân đối với cơ thể. Điều này được giải thích bởi các khớp sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa được đóng kín nên khi dịch não tủy bị tích tụ bên trong não thấy sẽ tạo áp lực gây chèn ép não, khiến thóp trước giãn rộng và căng lên, đường khớp sọ và các mạch máu dưới da dầu cũng bị giãn rộng. Do đó, đầu bé to hơn bình thường. Khi sờ đầu bé, mẹ có thể thấy thóp trước dường như bị nối liền với thóp sau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kích thước và sự thay đổi về kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh như sau:
Ngoài ra, não úng thủy ở trẻ dưới 1 tuổi còn có các biểu hiện khác như:
Khi bước qua thời kỳ sơ sinh, các khớp sọ của trẻ đã được đóng kín một phần nên biểu hiện đầu to khi trẻ bị não úng thủy sẽ khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, đầu bé vẫn sẽ to lên một các kỳ quái.
Một số triệu chứng não úng thủy ở trẻ em thường gặp bao gồm:
Hiện nay, bệnh não úng thủy vẫn chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp phẫu thuật cũng không thể khắc phục hoàn toàn các hậu quả do bệnh gây ra. Do đó, khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh não úng thủy, bố mẹ cần đưa bé đến khám càng sớm càng tốt để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ.
Trẻ sau khi đã được điều trị phẫu thuật não úng thủy có thể khôi phục và duy trì mức dịch não tủy bên trong não ở mức bình thường. Hơn nữa, bé cũng có thể đến trường học tập như những đứa trẻ bình thường khác. Ngoài phương pháp phẫu thuật, trẻ bị não úng thủy có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác với nguyên tắc chung là kiểm soát và làm giảm nhẹ các triệu chứng, tác động lên não bộ do sự tích tụ dịch não tủy gây ra.
BVĐK Tâm Anh đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhi sinh cực non 25 tuần 6 ngày, nặng 850gr, bị não úng thủy cấp và nhiều bệnh nguy hiểm. Ca phẫu thuật cứu bé kéo dài gần 2 giờ, bệnh nhi được đặt ống dẫn lưu dịch não tủy. Bé cũng được nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần trong giai đoạn phẫu thuật. Chỉ một ngày sau phẫu thuật, bé được cai máy thở và có thể ăn sữa hoàn toàn trở lại. Sau 8 ngày phẫu thuật đặt ống thông đặc biệt để dẫn lưu dịch não tủy bị ứ đọng ở não xuống ổ bụng. Hiện bé khỏe mạnh và tiếp tục được theo dõi định kỳ.
Xem thêm các ca bệnh phẫu thuật não úng thủy thành công ở BVĐK Tâm Anh:
Mặc dù các phương pháp điều trị hiện có không thể khôi phục lại các tổn thương do não úng thủy gây ra những điều này sẽ giúp bệnh được kiểm soát và bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị não úng thủy thường được các bác sĩ chỉ định: (3)
Hầu hết bệnh nhân bị não úng thủy đều được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cấy ống Shunt
Phẫu thuật cấy ống Shunt là phương pháp điều trị phổ biến nhất của não úng thủy. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt ống Shunt (ống được làm từ silicon, dài) ở dưới da. Một đầu được đặt vào bên trong não thất, khu vực tích tụ dịch não tủy nhằm dẫn dịch não tủy dư thừa ra khỏi não. Đầu còn lại của ống Shunt sẽ được đặt ở cơ quan có thể hấp thụ lượng dịch này một cách dễ dàng, thường là bụng, buồng trong tim. Bên trên ống Shunt sẽ được gắn một chiếc van ở gần não thất nhằm kiểm soát dòng chảy, ngăn chặn tình trạng chảy ngược dòng, dịch não tủy chảy ngược vào não thất khi bệnh nhân chuyển động, thay đổi vị trí.
Trẻ đã được điều trị bằng phương pháp này thường phải đặt ống Shunt suốt đời. Bệnh nhân sau điều trị cần đi khám sức khỏe thường xuyên và thực hiện phẫu thuật thay thế ống Shunt theo định kỳ.
Phẫu thuật nội soi phá sàn não thất III còn được gọi là phẫu thuật thông thiên nhất hay phẫu thuật cắt bỏ não thất. Phương pháp này ít dây đau đớn nhưng lại kém hiệu quả khi điều trị não úng thủy ở trẻ sơ sinh.
Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường ở não thất để chèn máy dò vào bên trong não thất. Đồng thời, bác sĩ sẽ tạo một lỗ ở dưới đáy hoặc giữa các não thất để dịch não tủy thoát ra ngoài.
Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân mắc bệnh não úng thủy, cần thực hiện thêm một số phương pháp điều trị khác để phục hồi một số tổn thương do bệnh gây ra như:
Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi “Não úng thủy có chữa được không?”, bác sĩ phải căn cứ vào nhiều yếu tố như độ tuổi của bệnh nhân, các biểu hiện, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh lý nền… để xác định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp điều trị não úng thủy có thể mang lại hiệu quả cao đối với người này nhưng nó không có nghĩa là sẽ phù hợp với người kia. Do đó, để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và có các điều trị đúng cách, phù hợp, bệnh nhân cần khám chữa tại các bệnh viện uy tín, hiện đại.
Giản Đơn