Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khó chẩn đoán và khó điều trị. Bệnh có thể phát triển trong bất kỳ thời điểm nào, thậm chí là khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
Não úng thủy là tình trạng dịch não tủy (CSF) dư thừa quá mức, gây áp lực lên não, khiến não và sọ bị phình to lên. Đây là một loại chất lỏng trong suốt, được tiết ra từ các đám rối màng đệm trong hệ thống não thất. Dịch não tủy sẽ di chuyển từ não thất đến các bộ phận của hệ thần kinh, bao bọc xung quanh não và tủy sống, đóng vai trò cung cấp dưỡng chất cho não, điều chỉnh áp suất trong não và bảo vệ hệ thần kinh trung ương khỏi các tác động vật lý. (1)
Nguyên nhân gây não úng thủy ở trẻ em được xác định dựa vào thời điểm phát bệnh.
Não úng thủy bẩm sinh là tình trạng bé mắc bệnh ngay từ khi còn là một bào thai. Trong một số trường hợp, trẻ khi mới chào đời sẽ không có dấu hiệu não úng thủy. Bệnh sẽ phát triển sau đó một thời gian, thậm chí là khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên các trường hợp này vẫn được xem là não úng thủy bẩm sinh.
Não úng thủy bẩm sinh có thể do sự bất thường của di truyền hoặc do sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi gây ra.
Một số nguyên nhân cụ thể như:
Não úng thủy sau sinh xuất hiện ở trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng sau một thời gian, trẻ gặp các chấn thương hoặc bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch não tủy (não úng thủy). Cụ thể như:
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị não úng thủy: (2)
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bị nghi ngờ mắc não úng thủy, bác sĩ sẽ kiểm tra não và chẩn đoán bệnh thông qua các phương pháp sau: (3)
Sau khi có kết quả chính xác về tình trạng não úng thủy ở trẻ, các bác sĩ (bao gồm bác sĩ chăm sóc chính cho bé, bác sĩ thần kinh và bác sĩ phẫu thuật) sẽ thảo luận và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bé.
Hiện nay, các trường hợp trẻ bị não úng thủy vẫn chưa có thuốc đặc trị, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số loại phẫu thuật sau:
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh bị não úng thủy.
Bác sĩ sẽ dùng một ống shunt dài, có hình dạng giống như ống thông, bằng silicon đặt vào bên trong não, từ não thất đến khoang phúc mạc, không gian bên trong bụng nơi có dạ dày và ruột. Kích thước của ống shunts cần được thay đổi theo kích thước của bé.
Thông qua ống shunt, dịch não tủy bị ứ đọng sẽ được di chuyển ra khỏi não đến khoang phúc mạc, được hấp thụ vào máu. Bác sĩ sẽ gắn 1 chiếc van gần não thất để điều khiển dòng chảy, áp lực của dịch não tủy khi thoát ra khỏi não thất và ngăn ngừa hiện tượng dòng chảy ngược của dịch não tủy khi bệnh nhân chuyển động hay thay đổi vị trí.
Trong một số trường hợp, ống bị nhiễm trùng, hay các chức năng của ống không hoạt động hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện phẫu thuật để thay thế ống shunts.
Đây là một phương pháp điều trị ít gây đau đớn cho bé nhưng không mang lại hiệu quả cao khi điều trị cho trẻ sơ sinh, mà thường được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch 1 đường ở đáy não thất và chèn máy dò để kiểm tra bên trong hệ thống não thất. Sau khi ống nội soi đi xuống tâm thất thứ ba, bác sĩ tạo ra 1 lỗ nhỏ trên màng sàn trên của tâm thất này. Đây là con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy, giúp dịch não tủy dư thừa thoát ra khỏi não và được hấp thụ vào máu.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và yêu cầu bác sĩ phẫu thuật có kỹ thuật, chuyên môn và kinh nghiệm cao. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ vẫn sẽ tạo một con đường để dịch não tủy thoát ra khỏi não như trong phương pháp nội soi ETV.
Điểm khác biệt với phẫu thuật nội soi ETV thông thường là bác sĩ sẽ dùng một thiết bị để đốt hoặc làm chết mô đám rối màng mạch (nguồn sản xuất dịch não tủy) nhằm giảm lượng chất lỏng đưa vào não thất.
Sau khi phẫu thuật, bé cần được hỗ trợ thực hiệnc ác liệu pháp để cải thiện tốc độ phát triển, giúp bé nhanh hồi phục như:
Trẻ sơ sinh bị não úng thủy cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, khó điều trị và có thể gây ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bé như:
Ngoài ra, khi trẻ đã được điều trị, trẻ vẫn có thể gặp các biến chứng có liên quan đến các phương pháp điều trị, đe dọa sức khỏe của bé như nhiễm trùng, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Với các kỹ thuật tầm soát dị tật thai nhi từ khi còn ở trong bụng mẹ, bệnh não úng thủy có thể được phát hiện ngay từ khi bé chưa chào đời nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để phòng tránh tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để giảm thiểu các rủi ro làm tăng nguy cơ gây ứ đọng dịch não tủy cho bé như:
Khi mang thai, mẹ nên thăm khám thai định kỳ đầy đủ và đúng hẹn để theo dõi tình trạng phát triển của bé. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường nếu có, từ đó, có phương pháp điều trị sớm, tăng cơ hội sống cho bé.
Khi mang thai, mẹ bầu có thể cần tiêm một số loại vacxin cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng thai kỳ và giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vacxin cần tiêm hoặc đang có dự định tiêm.
Trẻ sơ sinh – đặc biệt là trẻ sinh non và cực non thường có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu, nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, trong đó có các bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến não. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện theo các chỉ định tiêm phòng cho bé.
Não úng thủy do biến chứng sinh non có thể gặp khi điều kiện chăm sóc sau sinh không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn. Do đó, phụ huynh nên chọn đơn vị Sơ sinh có hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, tránh tình trạng nhiễm trùng ở trẻ.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị não úng thủy là các chấn thương vùng đầu. Chính vì vậy, bố mẹ cần loại bỏ các vật thể không an toàn, có thể gây chấn thương cho trẻ khi chúng đang vui chơi, tập đi, tập bò,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến các hoạt động của bé, tránh để bé bị té, ngã gây ra những chấn thương không mong muốn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm, có thể phát triển và sinh hoạt bình thường, ít hạn chế. Do đó, bố mẹ cần cho bé đi khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc trẻ cẩn thận và chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của bé.
Giản Đơn