Người mắc bệnh gout (gút) lâu năm có thể có một hoặc nhiều hạt tophi xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Sự hiện diện của những nốt sần này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây biến dạng khớp và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
Bài viết được tư vấn bởi ThS.BSNT. Nguyễn Thị Phương – Khoa cơ xương khớp, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hạt tophi trong gout là gì cũng như cách điều trị và kiểm soát tốt bệnh để ngăn ngừa những nốt sần này xuất hiện.
Hạt tophi hay nốt tophi là tập hợp những tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, kết tủa trong mô liên kết, tăng dần trong nhiều năm, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp. Chúng trông như các nốt sần nhỏ, căng phồng và phát triển ngay bên dưới da tại vị trí các khớp xương.
Sự xuất hiện của các nốt tophi dưới da có thể xem là dấu hiệu cho thấy bệnh gout đã trở nặng, thường xảy ra vào khoảng 12 – 35% trường hợp. Nếu không điều trị gút kịp thời và hiệu quả, người bệnh khó tránh khỏi tình trạng tổn thương khớp.(1)
Hạt tophi trong gout có thể hình thành ở mọi khớp, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở:
Cụ thể hơn, acit uric thường tích tụ và hình thành nốt tophi ở các mô:
Ngoài ra, đôi khi nốt tophi cũng có khả năng phát triển ở những mô liên kết ngoài khớp, chẳng hạn như:
Mặc dù phát triển bên dưới lớp da nhưng các hạt tophi vẫn có thể dễ dàng sờ và trông thấy được. Hình dạng tròn hoặc ovan, số lượng có thể từ 1 đến rất nhiều hạt. Kich thước thay đổi, có thể rất khó phát hiện (0.5 – 1mm) hoặc rất to (3-10cm). (2)
Bên trong chúng thường chứa dịch lỏng, sệt hoặc tinh thể rắn của axit uric. Qua lớp da có thể thấy màu trắng nhạt của tinh thể urat trong nốt tophi. Hạt có thể ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ) hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng. Bản thân các nốt này không tự gây đau nhưng bệnh nhân vẫn sẽ có cảm giác khó chịu này bởi:
Bên cạnh đó, một cơn gút cấp đi kèm với tophi còn có thể kéo theo các triệu chứng như:
66% axit uric trong cơ thể được tổng hợp tự nhiên, còn lại là sản phẩm của quá trình phân giải purine đến từ thực phẩm giàu đạm (protein). Thận đóng vai trò điều chỉnh nồng độ axit uric bằng cách lọc thải hợp chất này ra khỏi máu. Nếu thận không thể lọc hết hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều hoạt chất trên, tình trạng tăng acid uric máu sẽ xảy ra.
Khi đó, một lượng axit uric sẽ rời khỏi máu và bắt đầu lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn ở khớp và mô mềm xung quanh, đồng thời gây viêm tại đây. Số lượng tinh thể ngày càng tăng sẽ hình thành nên các nốt tophi.
Như vậy, có thể thấy tophi không xuất hiện ngay từ đầu mà thay vào đó, những nốt sần này sẽ phát triển vào giai đoạn cuối của bệnh gout (mạn tính). Thông thường, bệnh cần khoảng 10 năm (hoặc ít hơn) kể từ thời điểm khởi phát để tiến triển thành giai đoạn này.
Thực tế, có đến 2/3 trường hợp tăng axit uric máu không phát triển thành bệnh gút và hình thành nên tophi. Các bác sĩ cho rằng sự tiến triển của gout cũng như hạt tophi trong gout có thể liên quan đến một vài yếu tố dưới đây, bao gồm:
Bạn có biết: Gout là bệnh lý có yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu bố hoặc mẹ bị viêm khớp do vi tinh thể, con của họ sẽ có 20% rủi ro mắc bệnh.
Nếu không được kiểm soát tốt, các nốt tophi dưới da có nguy cơ phát triển càng lúc càng lớn, đồng thời dẫn đến hàng loạt hệ lụy nguy hiểm như:
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn. Do đó, những người có khả năng mắc bệnh cao nên chủ động phòng bệnh từ sớm. Tham khảo một số biện pháp phòng bệnh gút sau đây để tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Các bác sĩ có thể dễ dàng nhận ra các nốt tophi cũng như sự biến dạng của khớp bị ảnh hưởng thông qua việc khám lâm sàng. Mặc dù vậy, họ vẫn sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp CT hoặc MRI để đánh giá các hạt có kích thước lớn và mức độ thương tổn của xương, sụn khớp.
Bên cạnh đó, đôi khi thành phần bên trong nốt tophi cũng được lấy đi phân tích dưới kính hiển vi để đem lại kết quả chẩn đoán chính xác và chi tiết nhất cho tình trạng gút mạn tính, từ đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp cho bệnh nhân.
Điều trị hạt tophi thường là một phần trong phác đồ chữa bệnh gout. Tùy vào kích thước của nốt sần mà mỗi người bệnh sẽ có cách xử trí, điều trị riêng, chẳng hạn như:
Các hạt nhỏ thường không gây đau hoặc hạn chế vận động quá mức nên việc phẫu thuật cắt bỏ nốt sần là không cần thiết. Thay vào đó, bệnh nhân có thể làm tan hạt và thu nhỏ kích thước của chúng bằng cách:
Mục tiêu của phương pháp này là giảm lượng axit uric trong máu xuống mức 5 mg/dL hoặc thấp hơn để làm tan các hạt tophi. Các loại thuốc điều trị gút được kê toa thường là:
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa một số loại thuốc khác nhằm kiểm soát đợt cấp của gout mạn tính, bao gồm:
Một lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh gout, bao gồm cả tophi, giảm thiểu nguy cơ bùng phát đợt cấp mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tập thói quen:
Xây dựng chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout với đầy đủ dưỡng chất như tăng cường các rau củ quả, trái cây giàu vitamin C, bổ sung sữa và các sản phẩm làm từ sữa vào thực đơn hàng ngày…
Với trường hợp nốt tophi có kích thước lớn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ và dẫn lưu. Thực tế, bác sĩ thường hạn chế đề xuất giải pháp này bởi một số rủi ro kèm theo như nhiễm trùng, vết mổ không dễ lành… Tuy nhiên, đây sẽ là lựa chọn điều trị duy nhất khi:
Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng cần đến phẫu thuật thay khớp nếu lớp sụn khớp hoặc xương đã bị thương tổn nặng nề. Với hàng loạt trang thiết bị tân tiến như máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, hệ thống phòng mổ OR1 hiện đại… cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiến hành thành công hàng nghìn ca phẫu thuật thay khớp phức tạp với ưu điểm:
Tránh nhiễm trùng là ưu tiên hàng đầu khi các nốt tophi vỡ ra. Do đó, lúc này bệnh nhân cần sơ cứu theo các bước sau:
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phát triển các hạt tophi trong gout, người chăm sóc sẽ cần chú ý:
Về cơ bản, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gút, người bệnh nên lưu ý theo dõi nồng độ axit uric thường xuyên. Bên cạnh đó, đừng quên tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp với thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh để có thể kiểm soát bệnh tốt, qua đó hạn chế bệnh trở nặng và hình thành các hạt tophi, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ:
Hạt tophi thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng, không những làm mất thẩm mỹ mà nốt tophi còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bệnh nhân gout hiểu rõ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị hạt tophi.