Cá hồi là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được nhiều yêu thích, đặc biệt là các fan cuồng đồ Nhật. Người bị gút có ăn cá hồi được không, là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Vậy ăn được không, ăn thế nào cho đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp phổ biến, biểu hiện sưng đỏ, đau tại các khớp, thường gặp ở bàn chân, ngón chân hay các khớp ngón tay, đầu gối… Khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Axit uric được tạo ra từ sự phân hủy của purin, được xử lý trong thận, sau đó, thải ra ngoài qua nước tiểu. (1)
Khi axit uric tăng quá mức, sẽ tích tụ trong máu, mô, dịch khớp và hình thành các tinh thể hình kim. Các tinh thể này lắng đọng ở các khớp, làm cho các khớp cực kỳ đau, đỏ và sưng. Nó có thể gây ra tổn thương không thể phục hồi và tàn tật vĩnh viễn ở các khớp.
Nếu chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ, các món chiên xào… là một trong những nguyên nhân chính khiến các cơn đau của gout bùng phát.
Cá hồi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn vì mang giá trị dinh dưỡng cao. Trong cá hồi chứa hàm lượng axit béo omega-3 rất cao, giàu protein, vitamin A, vitamin B, vitamin D, kali, sắt… – là những chất giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.
Cụ thể hàm lượng dinh dưỡng trong cá hồi như sau:
Vì những lợi ích trên mà cá hồi được các chuyên gia khuyên dùng, tuy nhiên với hàm lượng protein cao thì người bệnh gout ăn cá hồi được không?
Cá hồi có nhiều Purines không? Cá hồi có hàm lượng purin cao hơn so với nhiều các loại cá khác. Trung bình, trong 100g cá hồi có chứa 150 – 850 mg purin vì vậy những người có chỉ số axit uric trong cơ thể ở ngưỡng cao vừa phải: 400 – 500 mmol/l nên hạn chế ăn cá hồi, hoặc có thể ăn < 50 – 100 mg/ngày, lưu ý không ăn vào lúc đói.
Tiêu thụ thực phẩm có nhiều purin là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, cần tránh những thực phẩm như vậy. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống là khuyến cáo đặc biệt dành cho người bệnh gout.Với hàm lượng purin có trong cá hồi như trên thì nên được lưu ý kỹ trong thực đơn của người bệnh gout.
Cá hồi mang giá trị dinh dưỡng cao, chứa axit béo omega-3 tuyệt vời, là chất béo không bão hòa đa cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Axit béo omega-3 giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống viêm rất tốt. Ngoài ra, cá là nguồn protein nạc tốt nhất, ít chất béo bão hòa và cholesterol. Cá hồi cũng chứa một lượng thủy ngân và PCBs tương đối thấp.
Một lợi ích khác của việc ăn cá hồi là bảo vệ khớp. Cơ thể chúng ta có thể chuyển đổi EPA từ cá hồi thành ba loại hợp chất có liên quan chặt chẽ với nhau như prostaglandin, thromboxan, và các chất phân giải đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa viêm ở khớp. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng sự hiện diện của các peptide hoạt tính sinh học trong cá hồi giúp hỗ trợ sụn khớp.
Với giá trị dinh dưỡng vượt trội do chứa nhiều axit béo omega-3, cá hồi là loại cá yêu thích của nhiều người. Nhưng với bệnh nhân gout cần chú ý đến liều lượng cá ăn trong tuần, dù có đặc tính chống viêm nhưng nếu ăn quá liều lượng cũng không tốt cho các cơn đau gout.
Một số loại thực phẩm gây ra bệnh gout và không ai muốn tiêu thụ chúng nếu họ muốn lúc nào cũng bùng cháy các khớp.
Cá là loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người yêu thích, chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, axit béo omega… Tuy nhiên, một số loại cá có chứa nhiều chất có thể làm tăng nồng độ axit uric, không tốt cho người bệnh gout. Bệnh gout có thể ăn nhiều loại cá béo như:
Các loại cá này sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát cơn đau do bệnh gout. Lưu ý theo dõi lượng thủy ngân có trong cá khi lựa chọn ăn, đa số các loại cá lớn có hàm lượng thủy ngân cao hơn cá nhỏ. Đặc biệt, hàm lượng purin cũng cần lượng quan tâm, nên chọn cá có ít hơn 100mg purin/100g khẩu phần, chỉ nên ăn cá từ 1-2 lần/tuần. Tránh các loại cá cơm, cá mòi, cá ngừ… vì hàm lượng purines cao, sẽ tăng nồng độ axit uric, bùng phát cơn đau gout thứ cấp.
Nếu bị bệnh gout, bạn nên lưu ý những vấn đề trong chế độ sinh hoạt và ăn uống sau đây :
Tránh các thực phẩm giàu purin chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh gút của bạn mà cần phải kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì để làm giảm các triệu chứng bệnh gút của bạn. Chỉ cần đảm bảo quá trình giảm cân của bạn diễn ra chậm và đều đặn – nếu bạn giảm cân quá nhanh, lượng axit uric trong cơ thể bạn có thể sẽ tăng lên.
Nhìn chung, chế độ ăn uống tốt nhất là chế độ ăn kiêng dựa trên thực phẩm ít chất béo, đường và nhiều chất xơ. Nếu cảm thấy quá khó khăn, hãy liên hệ chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.
Xem thêm: Người bệnh gout kiêng gì, ăn gì?
Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Không những thế, còn giúp gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp, hỗ trợ đào thải axit uric tốt hơn. Người bệnh gout nên tập luyện vừa sức, không tập quá nặng tránh gây chấn thương khớp.
Bạn nên ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày. Tránh quá căng thẳng, lo âu, suy nghĩ tiêu cực sẽ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp tại khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ:
Cá hồi là loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên hàm lượng purines trong cá hồi khá cao đối với các bệnh nhân gout, việc sử dụng cá hồi cần phải đảm bảo khẩu phần hợp lý, tránh ăn quá nhiều.