Rối loạn tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn phát triển thần kinh thường được chẩn đoán sớm trong thời thơ ấu. Việc điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ sớm sẽ giúp trẻ kiểm soát được cách suy nghĩ, cảm xúc, từ đó, cải thiện cuộc sống sau này của trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng về thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, bao gồm các hành vi thái quá, bốc đồng, hấp tấp và không thể tập trung vào một vấn đề hay ngồi yên trong một thời gian dài.
Phần lớn các trường hợp tăng động giảm chú ý được chẩn đoán khi trẻ 6 tuổi, muộn nhất từ 8-10 tuổi, đặc biệt khi môi trường xung quanh trẻ thay đổi, trẻ bước vào tuổi đến trường. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên nhưng một số trường hợp, trẻ vẫn gặp phải một số vấn đề khi trưởng thành. Ngoài các triệu chứng đặc trưng trên, trẻ mắc bệnh có thể gặp vấn đề về tâm lý, rối loạn giấc ngủ, lo âu.
Tùy thuộc vào các biểu hiện triệu chứng ở từng trẻ, ADHD được chia làm 3 nhóm thể hiện:
Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh được bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác định một số điểm khác biệt có thể xảy ra bên trong não của bệnh nhân tăng động giảm chú ý. (1)
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm:
Việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ em được dựa trên nhiều tiêu chí nghiêm ngặt. Trẻ sẽ được theo dõi và chẩn đoán mắc bệnh này khi chúng có ít nhất 6 triệu chứng của sự thiếu chú ý hoặc triệu chứng của chứng hiếu động, bốc đồng.
Các triệu chứng của chứng thiếu tập trung:
Các triệu chứng của chứng tăng động, bốc đồng:
Bên cạnh đó, các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ cần phải đáp ứng các chỉ tiêu sau:
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai phương pháp này nhằm giúp giảm nhẹ các triệu chứng và sự ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống hàng ngày.
Các phương pháp điều trị tâm lý được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm:
Điều trị bằng thuốc không phải là một phương pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em một cách vĩnh viễn. Tuy nhiên, dưới tác dụng của thuốc, các hành vi của trẻ được kiểm soát một cách hiệu quả hơn, giúp trẻ tập trung tốt hơn, ít bốc đồng hơn, bình tĩnh hơn, đồng thời, có thể học và thực hiện các kiến thức mới học. Tùy và tình trạng cụ thể của từng trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ gồm:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy,… Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc tại nhà, bố mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ, từ đó có biện pháp y tế can thiệp kịp thời.
Trong một số trường hợp, chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ không được phát hiện và điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng khác như:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Mặc dù các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ hiện có sẽ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng chúng sẽ giúp trẻ cải thiện được các hành vi, giảm được rắc rối trong các mối quan hệ xã hội hay học tập ở trường. Nhiều trường hợp các triệu chứng của bệnh sẽ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác nhưng bố mẹ không nên vì thế mà chủ quan, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra và hỗ trợ sớm ngay khi trẻ có các triệu chứng bất thường.