Triệu chứng phù não ở mỗi người có sự khác nhau dựa vào nguyên nhân, vị trí não bị phù và mức độ phù não. Hiện nay có 6 cách hỗ trợ, điều trị phù não phổ biến là sử dụng thuốc, liệu pháp thẩm thấu, tăng thông khí, hạ thân nhiệt, thông não thất và phẫu thuật.
Hiện tượng phù não có thể xảy ra khi sọ não hay nhu mô não bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, người bị phù não có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy, phù não có chữa được không? Cách điều trị phù não như thế nào?
Phù não là sự tích tụ dịch quá mức trong không gian nội bào hoặc ngoại bào não vì một hay nhiều lý do nào đó. Hiện tượng phù não làm tăng áp lực nội sọ, gây chèn ép các mô não và mạch máu não, khiến chức năng thần kinh suy giảm. Khi não phù, quá trình lưu thông dịch não tủy sẽ bị gián đoạn làm tình trạng phù não diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến nguồn cung cấp oxy lên não bị hạn chế, gây tổn thương tế bào não nghiêm trọng.
Các triệu chứng phù não thường gặp bao gồm đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn ói, rối loạn thị giác, đột ngột buồn ngủ, chóng mặt… Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể nhanh chóng rơi vào hôn mê và tử vong.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng phù não bao gồm đột quỵ nhồi máu não (thiếu máu cục bộ), đột quỵ xuất huyết não, chấn thương sọ não, vỡ mạch máu não gây xuất huyết dưới nhện, tụ máu nội sọ, tụ máu ngoài/dưới màng cứng, ung thư não, nhiễm trùng não, não úng thủy… Tùy vào từng nguyên nhân mà hiện tượng phù não có thể xảy ra ở một vị trí nhất định trong não hoặc toàn bộ não. (1)
Phù não có thể chữa khỏi nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tiên lượng bệnh có thể thay đổi, phụ thuộc vào từng tình trạng phù não, phương pháp điều trị và hiệu quả chữa trị. Thông thường, các trường hợp phù não do chấn động nhẹ được chữa khỏi sau vài ngày điều trị. (2)
Mục tiêu điều trị phù não là giảm hoặc loại bỏ tình trạng phù não, giải quyết áp lực nội sọ, khôi phục lưu lượng máu cung cấp oxy lên não, từ đó duy trì chức năng hoạt động của não. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây phù não bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay có 6 cách điều trị phù não phổ biến, bao gồm: (3)
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để làm giảm tình trạng phù não cũng như các vấn đề liên quan. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị phù não bao gồm dexamethasone, corticosteroid, thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật… Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc này để giảm mức độ phản ứng của cơ thể khi não bị phù hoặc hỗ trợ làm tiêu cục máu đông. Tùy vào từng tình trạng phù não mà mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị bằng thuốc khác nhau. (4)
Mục tiêu của liệu pháp thẩm thấu là tạo ra nồng độ ion cao hơn trong mạch máu tại hàng rào máu não. Điều này tạo một chênh lệch áp suất thẩm thấu làm dịch tụ ra khỏi não và đi vào mạch máu để thoát ra bên ngoài thông qua thận. Thông thường để thực hiện liệu pháp thẩm thấu, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc chuyên dụng như Mannitol hoặc nước muối ưu trương, cụ thể như sau:
Khi hiện tượng phù não khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy giảm ý thức, người bệnh sẽ được ưu tiên cung cấp oxy để đảm bảo duy trì nồng độ carbon dioxide và oxy trong máu luôn ổn định. Liệu pháp tăng thông khí hỗ trợ điều trị phù não được bác sĩ thực hiện bằng cách đặt ống thông hoặc chụp mặt nạ cung cấp oxy.
Hạ thân nhiệt chỉ huy là kỹ thuật giúp não giảm hiện tượng phù, viêm, từ đó cải thiện tình trạng tưới máu não làm hồi phục quá trình cung cấp oxy cho não. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành hạ thân nhiệt khi người bị phù não không đáp ứng thuốc điều trị khiến tình trạng tăng áp lực nội sọ kéo dài. Thân nhiệt của người bệnh được hạ và duy trì ở mức từ 33 đến 36 độ C trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hạ thân nhiệt kịp thời làm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, mất trí nhớ, hôn mê, chết não…
Để thực hiện thông não thất bác sĩ sẽ phẫu thuật mở một lỗ nhỏ trên hộp sọ, sau đó đặt ống dẫn lưu dịch tụ ra ngoài nhằm cải thiện tình trạng phù não và làm giảm áp lực nội sọ hiệu quả. Ưu điểm của kỹ thuật điều trị phù não này là thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ từ 30 đến 40 phút), tổn thương trên não nhỏ, ít gây đau đớn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, biến chứng.
Phẫu thuật mở hộp sọ sẽ giúp bác sĩ giải phẫu thần kinh loại bỏ nguyên nhân gây phù, điển hình như khối u não, khối tụ máu não… Phẫu thuật cắt bỏ một phần hộp sọ cũng có thể được áp dụng cho các trường hợp phù não nghiêm trọng. Điều này giúp tạo thêm không gian để giải nén áp lực phù não. (5)
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã triển khai phẫu thuật não bằng nhiều thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất như định vị dẫn đường Neuro-Navigation AI thế hệ mới nhất, robot mổ não AI Modus V Synaptive hiện đại bậc nhất, kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D mới nhất… Việc áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật mới, tân tiến giúp tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não, trong đó có điều trị phù não và hạn chế tối đa các di chứng, biến chứng sau phẫu thuật.
Hầu hết các trường hợp phù não sau khi được điều trị thường để lại một số di chứng nhất định. Mỗi người bệnh gặp các di chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ phù não và hiệu quả điều trị. Một vài di chứng thường gặp bao gồm:
Nếu không may có biểu hiện nghi ngờ phù não hoặc sau điều trị gặp các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, đánh giá và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Chứng phù não có thể diễn ra nghiêm trọng hơn khi cơ thể thiếu dinh dưỡng. Người bệnh cần ưu tiên xây dựng chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị, kiểm soát tình trạng phù não tối ưu. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người đang điều trị phù não cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng chuyển hóa giúp cải thiện những tổn thương ở não. Trong những trường hợp đặc biệt, người bệnh không thể ăn uống bình thường sẽ được bác sĩ chỉ định truyền dinh dưỡng trực tiếp vào cơ thể. (6)
Một số chất dinh dưỡng mang đến tác dụng đặc biệt đối với sự hồi phục của não bộ. Ví dụ như chiết xuất nghệ vàng giúp cân bằng nội mô cho cơ thể sau tổn thương do phù não gây nên, chất béo w-3 có công dụng kháng viêm và bảo vệ tế bào não hiệu quả… Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị phù não nên và không nên sử dụng, bao gồm:
Các chất chống oxy hóa điển hình như vitamin E, C có tác động làm giảm phản ứng oxy hóa của cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng tổn thương ở các tế bào não. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm quả bơ, kiwi, xoài, rau cải xanh, rau chân vịt, bông cải (súp lơ), dầu thực vật, các loại hạt (hạt dẻ, hạnh nhân…), cà chua… Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ổi, chanh, cam, đào, bưởi, kiwi, đu đủ, dâu tây, xoài, dứa, ớt chuông, bắp cải…
BCAA có tác dụng kích thích, tăng cường sản xuất các chất giúp dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, BCAA còn cạnh tranh mạnh mẽ với tryptophan (chất có hại cho não). Vì vậy việc bổ sung nhóm chất này sẽ giúp cải thiện tình trạng phù não đáng kể. Các loại thực phẩm giàu BCAA bao gồm thịt bò, cá ngừ, ức gà, trứng, đậu phộng…
Đây là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp phosphatidylcholine – thành phần của màng tế bào sợi thần kinh. Các loại thực phẩm giàu choline bao gồm sữa và chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, đậu nành, trứng, rau mùi, cần tây…
Đây là hợp chất có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào và mô của cơ thể. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ creatine sẽ giúp duy trì tốt chức năng của não bộ. Các nhóm thực phẩm chứa nhiều creatine bao gồm cá, thịt gà, thịt heo, thịt bò…
Magie là chất cần thiết cho sự dẫn truyền thần kinh, điều hòa hoạt động của mạch máu não. Một vài loại thực phẩm chứa nhiều magie điển hình gồm có chanh leo, chuối, chocolate đen, các loại hạt, trái bơ, chanh dây, rau màu xanh đậm…
Đây là chiết xuất flavonoid có trong củ nghệ. Curcumin được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, duy trì sợi trục thần kinh và tham gia vào quá trình bảo vệ não khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra, góp phần gia tăng hiệu quả điều trị phù não.
Omega-3 giúp tăng cường hoạt động sản sinh năng lượng nuôi sống tế bào trong cơ thể. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng làm giảm tình trạng oxy hóa và hạn chế nguy cơ hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Các loại thực phẩm chữa nhiều omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá bơn, cá trích, cá ngừ, dầu cá, dầu gan cá, hàu, các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, hạt hướng dương…
Kẽm tham gia đồng thời vào hoạt động của 80 enzyme thuộc hệ thần kinh trung ương và quá trình điều hòa chất vận chuyển thần kinh sau synap. Vì vậy, sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể sẽ làm tổn thương hệ thần kinh. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm hạt điều, hạt vừng, sữa bột tách béo, lòng đỏ trứng, đậu hà lan, thịt bò…
Người bệnh đang điều trị phù não cần hạn chế dùng những loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện như nước ngọt có ga, nước ngọt đóng chai, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo… và các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn nhanh, món chiên rán…
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, điều trị phù não kịp thời sẽ ít để lại di chứng, giúp người bệnh phục hồi chức năng não tối ưu. Để biết thêm thông tin về vấn đề phù não điều trị bằng cách nào an toàn, hiệu quả, người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ thăm khám và nhận tư vấn chi tiết.