Đau tinh hoàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức xảy ra ở một phần hoặc một hoặc cả hai tinh hoàn, có thể khởi phát đột ngột hay kéo dài tùy theo từng trường hợp. Vấn đề này thường gây ảnh hưởng đến nam giới trong mọi độ tuổi. (1)
Cụ thể, tinh hoàn là cơ quan sinh dục nhỏ hình trứng nằm bên trong một túi da mỏng (bìu). Chức năng chính là sản xuất tinh trùng và nội tiết tố androgen, trong đó chủ yếu là testosterone. Quá trình giải phóng testosterone được kiểm soát bởi hormone kích thích hoàng thể thùy trước tuyến yên. Trong khi đó, việc sản xuất tinh trùng sẽ chịu kiểm soát bởi hormone kích thích nang trứng thùy trước tuyến yên và testosterone tuyến sinh dục.
Khi tinh hoàn bị đau buốt, cơn đau có thể là cấp tính (xuất hiện đột ngột và không kéo dài) hoặc mãn tính (từ từ và kéo dài). Đa phần các trường hợp đều xuất phát từ chấn thương bất ngờ, gây đau dữ dội bởi vị trí này hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm.
Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác, thậm chí không hoàn toàn đến từ tinh hoàn mà là một bộ phận khác trên cơ thể như bẹn bìu, vùng bìu, thận , niệu quản. Loại này được gọi là đau chuyển tiếp.
Bên cạnh nguyên nhân rõ ràng do bị chấn thương hoặc tai nạn, cơn đau tinh hoàn cũng có thể xuất phát từ những yếu tốt sau: (2)
Tình trạng viêm tinh hoàn xuất hiện với cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ở trẻ em, virus quai bị cũng là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu. Trong trường hợp này, dấu hiệu sưng tấy thường bắt đầu xuất hiện từ 4 – 6 ngày sau khi bắt đầu mắc quai bị.
Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần ruột hoặc mạc nối bị đẩy qua một phần yếu của cơ thành bụng để đi xuống bìu. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác đau tức khó chịu. Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật khẩn cấp như thoát vị bẹn nghẹt
Mào tinh hoàn là một nhóm ống mỏng cuộn tròn, thực hiện nhiệm vụ mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh và phóng ra ngoài cơ thể. Khi tình trạng viêm xảy ra, nam giới sẽ có cảm giác đau, bìu sưng, nóng khi chạm vào, mào tinh viêm to, rắn cứng. Các triệu chứng viêm mào tinh hoàn thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, trường hợp mãn tính sẽ hơn 6 tuần.
Đây là một không gian chứa đầy dịch, có thể hình thành bên trong mào tinh gần tinh hoàn. Những u nang này không phải là ung thư và thường không gây đau đớn nhưng đôi khi sẽ phát triển thành kích thước lớn, gây khó chịu cho người bệnh.
Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, xuất hiện khi dịch tích tụ xung quanh tinh hoàn, đôi khi gây đau và nhiễm trùng.
Tình trạng này xảy ra khi máu bao quanh tinh hoàn, thường là kết quả của chấn thương.
Đây là tình trạng một nhóm các tĩnh mạch lớn xuất hiện bất thường gần tinh hoàn. Điều này gây cảm giác khó chịu âm ỉ, gây cản trở rất lớn đến hoạt động hàng ngày. Cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phần lớn phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng xoắn đường cung cấp máu cho tinh hoàn, dẫn đến đau dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra mọi lúc, yêu cầu cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử tinh hoàn.
Sỏi thận xảy ra phổ biến hơn khi cơ thể bị mất nước. Lúc này, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang), gây đau lưng, đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài hoặc hố chậu. Tùy vào kích thước, viên sỏi sẽ tự trôi ra ngoài hoặc phải can thiệp phẫu thuật.
Nam giới sau khi bị thắt ống dẫn tinh đôi khi sẽ có cảm giác đau tinh hoàn. Cơn đau này thường xuất phát do áp lực trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh tăng lên.
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục. Một trong những triệu chứng thường thấy của tình trạng này là đau tinh hoàn kèm theo đái buôt, đái dắt, đái máu. Nhiễm trùng có thể tự khỏi hoặc cần dùng kháng sinh tùy vào từng mức độ nghiêm trọng.
Ung thư tinh hoàn xuất hiện phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35. Đôi khi, triệu chứng gặp phải là cảm giác đau âm ỉ ở bẹn bìu, tinh hoàn, sưng tinh hoàn, đau vùng bụng dưới,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đau tinh hoàn không phải do tai nạn, chấn thương có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: (3)
Nếu tình trạng không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nam giới mắc bệnh Chlamydia hoặc bị xoắn tinh hoàn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng sau:
Đau tinh hoàn có thể dễ dàng nhận biết với một số triệu chứng điển hình như sau: (4)
Bài viết liên quan: Đau tinh hoàn bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng
Trẻ em trai và nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau tinh hoàn. Trong đó, nhóm nguy cơ là những người làm công việc nặng nhọc hoặc thường xuyên chơi các môn thể thao yêu cầu tiếp xúc hoàn toàn. (5)
Nam giới cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng sau: (6)
Trong đó, đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn. Tình trạng này cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn và buộc phải cắt bỏ toàn bộ cơ quan.
Đối với nam giới bị đau tinh hoàn, ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện động tác đứng lên, nằm xuống để kiểm tra. Sau đó, người bệnh cần trả lời một số câu hỏi về thời điểm cơn đau bắt đầu, thời gian kéo dài, mức độ đau, vị trí đau, tiền sử tình dục, phẫu thuật… để hỗ trợ đưa ra kết luận chính xác nhất. Ngoài ra, nam giới cũng cần báo với bác sĩ về bất kỳ hoạt động nào khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn như đi vệ sinh, tập thể dục, ngồi hay quan hệ tình dục.
Tiếp theo, người bệnh có thể sẽ được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau tinh hoàn phù hợp. Cụ thể như sau:
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, nam giới có thể được chỉ định dùng thuốc, bao gồm:
Tình trạng đau tinh hoàn thường không cần phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn. Cụ thể như sau:
Sau bất kỳ phẫu thuật nào, điều quan trọng là phải chăm sóc vết thương đúng cách và kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với vấn đề này, nam giới nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được hướng dẫn chỉ tiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên nhằm tránh các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Không phải tất cả các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn được một số nguyên nhân cơ bản gây tổn thương. (7)
Cụ thể như sau:
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến đau tinh hoàn. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để theo dõi, phát hiện và điều trị hiệu quả.