Các cơn đau lưng cấp tính chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày hay vài tuần. Tuy vậy, tình trạng này lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Một số trường hợp đau lưng còn là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp sớm.
Đau lưng cấp là tình trạng đau lưng đột ngột đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng nhưng ngắn hạn, thường chỉ kéo dài khoảng 6 tuần. Một số trường hợp chỉ đau vài ngày, trong khi có trường hợp cần tới vài tháng để triệu chứng biến mất hoàn toàn.
Đau lưng là tình trạng đau thắt hay đau âm ỉ tại vùng lưng trên và/hoặc vùng lưng dưới. Dựa vào thời gian khởi phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng đau lưng được chia thành 2 loại là đau lưng cấp tính và đau lưng mạn tính.
Hầu hết mọi người đều đã, đang và có thể sẽ trải qua một hay nhiều cơn đau lưng cấp trong đời. Tình trạng này có xu hướng chuyển sang mạn tính nếu không được kiểm soát tốt. (1)
Cơn đau lưng cấp tính có thể được kích hoạt bởi những tác động lên cột sống trong khi tập thể dục thể thao hoặc đang thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Các yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ bị những cơn đau lưng: (2)
Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống lười vận động hoặc mang giày dép quá cao… là các yếu tố thuận lợi làm khởi phát các cơn đau lưng. Các nguyên nhân gây đau lưng cấp thường không rõ ràng. Do đó, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh lý cùng với thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Tùy theo nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như:
Đa phần trường hợp bệnh nhân bị đau lưng cấp đều không nguy hiểm. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh áp dụng đúng cách các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên, tình trạng này tái có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi đau lưng khởi phát do bệnh lý. (3)
Trong trường hợp tái phát nhiều lần, nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:
Khi thăm khám, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh trả lời những câu hỏi như:
Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT giúp bác sĩ loại trừ những nguyên nhân gây đau lưng cấp do khối u, nhiễm trùng, gãy xẹp đốt sống, thoái hóa cột sống, chấn thương dây chằng… Kết quả chẩn đoán sẽ cho bác sĩ biết cơn đau của người bệnh chỉ là tức thời hay là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nào khác.
Thực hiện xét nghiệm máu bao gồm số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP…sẽ giúp xác định người bệnh có mắc những vấn đề liên quan tới nhiễm trùng xương hay u tủy xương hay không.
Phác đồ điều trị đau lưng cấp sẽ khác biệt hoàn tiền so với đau lưng mạn tính do các bệnh lý xương khớp gây nên. Vì thế, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán chính xác nguồn gốc gây đau mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tại nhà. Đối với các trường hợp nghiêm trọng (đau dai dẳng, đau do bệnh lý…), bạn nên dùng thuốc, áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ. (4)
Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột hay đau nghiêm trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt, bạn nên dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi tại chỗ. Biện pháp này giúp làm dịu cơn đau bằng việc giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm cạnh sống. Ngoài ra, nghỉ ngơi còn giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tình trạng căng cơ, qua đó giảm đau hiệu quả.
Đây là liệu pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị đau lưng cấp. Bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim nhỏ tác động lên các huyệt đạo tương ứng.
Qua đó, người bệnh sẽ được thư giãn cơ thể và giảm đau hiệu quả.
Người bệnh được khuyên tập thể dục khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Bạn có thể tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội hay thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản tại nhà. Vận động cơ thể với cường độ phù hợp sẽ giúp giải nén dây thần kinh, giúp máu lưu thông tốt hơn, thư giãn cơ, gia tăng sức chịu đựng và độ linh hoạt cho xương khớp. Qua đó, người bệnh sẽ bớt đau, cải thiện khả năng vận động.
Nhiệt độ cao có thể giúp làm ấm và thư giãn cơ lưng, cột sống và dây thần kinh, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, qua đó giúp cải thiện tình trạng căng cơ, đau lưng và khôi phục tầm vận động cho người bệnh. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương xương khớp của cơ thể. Bạn có thể tham khảo những cách chườm ấm dưới đây:
Biện pháp này phát huy hiệu quả cao nhất trong 72 giờ đầu giúp giảm sưng đau đối với những cơn đau lưng khởi phát sau chấn thương. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hay sử dụng một chiếc khăn bọc đá lại rồi chườm lại vị trí đau khoảng 3 lần/ngày. Mỗi lần từ 15 – 20 phút. Lưu ý không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da.
Lực tác động từ bàn tay lên lưng có thể giúp người bệnh lưu thông kinh mạch, khí huyết, thư giãn cột sống, cơ và các dây thần kinh, qua đó chữa lành các tổn thương và cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng. Massage phù hợp cho người bệnh đau lưng do làm việc quá sức, ngồi sai tư thế, căng cơ.
Đây là biện pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau lưng cấp hiệu quả. Vì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tổn thương tiến triển. Để kiểm soát cân nặng, người bệnh nên quản lý nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Hằng ngày, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại hạt và trái cây, uống nhiều nước; tránh xa các món chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…
Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ. Các loại thuốc thường được dùng gồm:
Để điều trị đau lưng cấp, bác sĩ sẽ thiết lập chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Các bài tập căng cơ và phục hồi chức năng sẽ giúp tăng cường sức cơ, thư giãn và tăng sự linh hoạt cùng độ bền cho hệ cơ xương khớp; đồng thời giảm đau, tăng lưu thông máu và giải nén dây thần kinh.
Vật lý trị liệu giúp người bệnh hạn chế tình trạng tái phát các cơn đau lưng, giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp, duy trì và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Sau khi kết thúc vật lý trị liệu, người bệnh sẽ hướng dẫn các bài tập để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Phần lớn trường hợp đau lưng cấp tính không cần phải điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng và được chỉ định trong một số trường hợp sau.
Thực tế, ngay cả với người chưa từng đau lưng cấp cũng có thể khởi phát cơn đau bất kỳ lúc nào. Đối với trường hợp đã từng bị đau lưng một hay vài lần cũng không thể tránh khỏi bệnh tái phát. Vì thế, để hạn chế khởi phát hoặc tái phát các cơn đau ở lưng, bạn nên lưu ý:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đau lưng cấp là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Phần lớn trường hợp đều không nguy hiểm. Tuy vậy, người bệnh nên nắm rõ các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nếu sau khi chăm sóc mà cơn đau vẫn không cải thiện, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp.