Đau đầu kèm theo triệu chứng khác (thường gặp nhất là đau đầu nhức mắt) thường bị bỏ qua và không được điều trị. Tỷ lệ người mắc hiện tượng nhức mắt đau đầu cao nhất ở độ tuổi từ 25 tuổi đến 40 tuổi và có xu hướng giảm dần theo tuổi ở cả nam và nữ.
Đau đầu (có thể kèm theo triệu chứng như đau đầu nhức mắt) thường là kết quả của cơn đau bắt nguồn từ các cấu trúc xung quanh như: mạch máu, màng não, sợi cơ, cấu trúc mặt và dây thần kinh sọ hoặc cột sống. Những cơn đau bắt đầu từ các cấu trúc này sẽ kéo dài, giãn nở, co thắt hoặc bất kỳ kích thích thụ thể đau dẫn đến cảm giác nhức mỏi mắt và đau đầu.
Đau đầu là những cơn đau ở bất kỳ vùng nào trên đầu; nhức đầu đau mắt là những cơn đau đầu kèm theo đau ngay tại vị trí 2 mắt hoặc lân cận vùng mắt. Hiện tượng đau đầu nhức mắt còn có thể khiến người bệnh cảm thấy nhạy cảm ánh sáng.
Không giống như hầu hết các bệnh mãn tính, phần lớn bệnh tật liên quan đến rối loạn đau đầu đau mắt thường tập trung vào những người trẻ tuổi, khỏe mạnh. Tỷ lệ người bị nhức mỏi mắt và đau đầu có xu hướng cao nhất ở độ tuổi từ 25 đến 40 và giảm dần theo tuổi ở cả nam giới và nữ giới. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người từng trải qua đau đầu (bất kỳ loại nào) trong đời được ước tính chiếm đến 96%; trong đó phụ nữ có xu hướng bị rối loạn đau đầu hoạt động nhiều hơn nam giới. Ví dụ, tỷ lệ đau đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu là 20,7% ở phụ nữ và 9,7% ở nam giới.
Vẫn chưa thể xác định chính xác sự khác biệt trong khu vực về tỷ lệ đau đầu có tồn tại hay không. Sự khác biệt trong phương pháp thu thập dữ liệu quốc tế, tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc điểm văn hóa của chứng đau đầu có thể ảnh hưởng đến dữ liệu này.
Nhức đầu đau mắt thường được phân loại là nguyên phát hoặc thứ phát. Nhức đầu nguyên phát là những cơn đau đầu không có nguyên nhân cơ bản có thể xác định được. Nhức đầu thứ cấp là kết quả của bệnh lý tiềm ẩn khác
Phân loại quốc tế về rối loạn đau đầu (ICHD-III) phân loại đau đầu bao gồm:
Nếu tình trạng đau đầu nhức mắt kéo dài, kèm theo những triệu chứng bất thường như buồn nôn, ói mửa, ngất xỉu, mất thăng bằng…, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất.
Hiện tượng đau đầu nhức mắt là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất xuất hiện của những cơn đau này có thể tăng dần, thậm chí là xảy ra hàng ngày. Nhiều người trong số đó có thể vì nhức đầu nhức mắt mà dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm dần chất lượng cuộc sống. (1)
Nhức mỏi mắt và đau đầu có thể có mối liên hệ mật thiết và do nhiều nguyên nhân gây nên. Hai triệu chứng này thường đi cùng nhau. Mắt là cơ quan đặc biệt quan trọng với rất nhiều dây thần kinh. Chính vì thế, bất kỳ sự tổn thương nào ở mắt cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu.
Mắt nhức mỏi có thể do mắc bệnh tiềm ẩn nào đó, hoặc do làm việc quá sức hoặc phải điều tiết nhiều. Ví dụ, khi bạn cần nhìn vào những vật thể hay màn hình ở cự ly gần thì các cơ quan bên trong và xung quanh mắt sẽ tập trung cao độ hơn. Giống như những bộ phận khác trên cơ thể, dần dần mắt sẽ bị tình trạng nhức mỏi. Hoặc, nếu bạn hay nheo mắt trong thời gian dài cũng sẽ gây nên tình trạng co thắt cơ quanh mắt và vùng cơ mặt. Những bất thường này khiến mắt nhức mỏi và có thể gây ra tình trạng đau đầu nhức mắt như một hệ lụy đi kèm.
Đau đầu đau mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, vì vậy người bệnh cần quan sát thật kỹ những cơn đau của mình. Để có thể xác định được nguồn gốc của những cơn nhức mỏi mắt và đau đầu này, bạn cần kiểm tra và phân loại bước đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên đau đầu đau mắt:
Bệnh tăng nhãn áp còn gọi Glaucom góc đóng cơn cấp điển hình: các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội:
Ngoài ra, toàn thân của người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vã mồ hôi, đau bụng,… khiến cho người bệnh chủ quan cho rằng cơ thể đang bị cảm cúm thông thường.
Loại đau đầu đau mắt này thường xuất hiện trong điều kiện thay đổi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt khiến cho cơ thể con người trở nên dễ mẫn cảm hơn bao giờ hết. Nhức mắt đau đầu do viêm xoang thường sẽ có những biểu hiện đau ở đường xoang vùng trán, má, mũi, phía sau mắt. Khi xoang bị viêm sẽ gây ra tình trạng tiết dịch gây tắc nghẽn, từ đó làm tăng thêm áp lực, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đầu của người bệnh. Người bị viêm xoang có thể cảm nhận được cơn đau này ở 1 hoặc cả 2 bên đầu.
Đây là bệnh lý đau đầu thành từng cơn và những cơn đau xuất hiện theo nhịp mạch. Mức độ của các cơn đau thường sẽ tăng dần. Những cơn đau này có thể tập trung ở phần nửa đầu hoặc xuất hiện cả 2 bên đầu và cũng có thể sẽ luân chuyển từ bên phải sang bên trái đầu và ngược lại. Migraine có thể sẽ kèm theo các hiện tượng như đau mắt, mất thị lực nhất thời, sợ ánh sáng/tiếng ồn, buồn nôn,… Khi cơn đau qua đi, người bệnh sẽ tạm thời trở về trạng thái bình thường.
Đau đầu đau mắt do u não gây nên sẽ có biểu hiện khác với đau đầu thông thường. Ví dụ, những ai đang có khối u trong não sẽ thường xuyên bị những cơn đau đầu đánh thức vào sáng sớm. Nếu tình trạng nhức mắt nhức đầu của bạn không thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc giảm đau như: acetaminophen, aspirin, ibuprofen,… kéo dài thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Đây là bệnh lý viêm vùng xung quanh màng não và tủy sống. Viêm màng não cũng có thể gây nên loạt triệu chứng khác nhau trong đó có hiện tượng đau đầu nhức mắt, cứng gáy, sợ ánh sáng, tăng dần số lượng bạch cầu ở dịch não tủy.
Nhức mỏi mắt và đau đầu là triệu chứng thường gặp ở những ai đang mắc phải tình trạng suy nhược thần kinh. Người bệnh thường có cảm giác buốt ở hốc mắt và nặng nề ở vùng đầu. Nhiều người trong số đó còn gặp phải tình trạng mắt bị tăng dần độ cận thị.
Đau đầu vùng thái dương là chứng đau đầu xảy ra do sự co thắt vùng máu bên trong đầu và trong vùng sọ não. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng đầu, vùng thái dương và vùng mắt. Thế nên, việc thường xuyên nhức mắt nhức đầu vùng thái dương có nguy cơ bạn đang mắc phải chứng vận động mạch thái dương.
Người bệnh có thể nhận thấy những cơn đau đầu đau mắt do căng thẳng sau một ngày dài lái xe, nhìn vào màn hình hoặc bất cứ việc gì đòi hỏi sự tập trung cao độ liên tục. Nhiều người nhận thấy những cơn đau đầu kiểu này vào những ngày có nhiệt độ lạnh và chúng có thể đi kèm với các cơn co thắt cơ ở đầu hoặc cổ.
Đau đầu từng cụm thường xảy ra theo chu kỳ và nam giới gặp phải chúng nhiều hơn nữ giới. Mặc dù tình trạng này khá phổ biến nhưng ngoài các yếu tố di truyền có thể xảy ra, nguyên nhân thực sự chưa được xác định rõ ràng. Nhiều người mắc phải tình trạng này thường trải qua các cơn đau đầu nhức mắt khá dữ dội; cơn đau xuất phát thái dương lan xuống hốc mắt kèm chảy nước mắt 1 bên. (2)
Đau mắt đau đầu có thể xuất phát từ nguyên nhân mỏi mắt. Nếu bạn vừa trải qua thời gian dài hoạt động mắt với tần suất cao thì đa phần sẽ gặp phải tình trạng này.
Những yếu tố nguy cơ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng đau đầu đau mắt, cũng như tùy vào từng yếu tố kích hoạt khác nhau:
Các vấn đề trên chính là những yếu tố có nguy cơ gây nên hiện tượng đau đầu nhức mắt ở bất kỳ đối tượng nào. Mỗi người cần chú ý và hạn chế các vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu tình trạng đau đầu nhức mắt của bạn chỉ xuất hiện ở tần suất thấp, mức độ đau nhẹ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau chuyển sang mức độ nặng hơn, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thì bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Cụ thể, nếu những cơn nhức mắt nhức đầu kèm theo các triệu chứng sau đây hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ:
Khi những cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu nhức mắt thường xuyên xuất hiện người bệnh không được chủ quan; cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp. Như với bất kỳ lời phàn nàn chính nào về cơn đau đầu, người bệnh cần chuẩn bị trả lời một số câu hỏi như sau:
Các câu hỏi bổ sung quan trọng khác mà bác sĩ có thể sẽ hỏi người bệnh để tìm hiểu về tình trạng đau đầu kèm theo triệu chứng đau mắt:
Để có thể điều trị được đau đầu đau mắt, người bệnh cần tránh các yếu tố có nguy cơ gây nên tình trạng này. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh đã được bác sĩ chỉ định cần phải điều trị bằng thuốc giảm đau, hãy tuân theo phác đồ này. Thuốc giảm đau có tác động làm dịu đi những cơn nhức mỏi mắt và đau đầu. Các bác sĩ thường khuyên dùng acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chỉ sử dụng đúng theo lời dặn của bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau. (3)
Nếu mắc phải bệnh lý nhức đầu đau mắt do viêm xoang gây nên, người bệnh có thể điều trị bằng cách làm sạch và điều trị viêm xoang. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc thông mũi.
Người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp giúp hạn chế, giảm thiểu hiện tượng nhức mắt đau đầu tại nhà. Cụ thể, người bệnh có thể làm giảm những cơn đau này bằng cách chườm nóng, nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm căng thẳng bằng các bài tập thiền, yoga, ăn uống đủ chất,….
Giải quyết các nguyên nhân cơ bản của chứng đau đầu sau mắt có thể giúp một kiểm soát đau:
Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng đau đầu đau mắt bằng cách thực hiện một số lưu ý sau:
Một số nguyên tắc thực phẩm dành cho người mắc chứng đau đầu nhức mắt:
Nếu muốn biết chính xác cơ thể của bạn đang thiếu hụt những nhóm chất nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể bổ sung một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Để đặt lịch khám, kiểm tra bệnh lý thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đau đầu nhức mắt có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau. Hầu hết tình trạng này sẽ được chữa khỏi bằng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi, trong số đó có trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị theo phác đồ. Việc chẩn đoán chính xác hiện tượng đau đầu nhức mắt cần có bác sĩ trực tiếp thăm khám, với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc chuyên dụng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này một cách dữ dội và thường xuyên, hãy đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.