//= SITE_URL ?>
Nếu không may xảy ra, đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Vậy, những ai nên chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ và tần suất, quy trình tầm soát ra sao?
Theo BS.CKII Đàm Thị Cẩm Linh – Bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, để lại cho người bệnh, gia đình và xã hội gánh nặng lớn. Có thể kể đến các hậu quả thường gặp của đột quỵ bao gồm: liệt nửa người, mất hoặc giảm khả năng đi lại, rối loạn ngôn ngữ, giảm trí nhớ, ăn uống nghẹn sặc…, nặng hơn là tử vong hoặc sống thực vật.
Đột quỵ được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm: xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc động mạch não).
– Xuất huyết não: Là tình trạng vỡ mạch máu não làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ và thiếu máu nuôi làm một hay nhiều nhu mô não bị hoại tử. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng huyết áp, ít gặp hơn là do vỡ túi phình động mạch não, bệnh mạch máu não dạng bột, rối loạn đông máu…
– Nhồi máu não: Xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn. Có hai cơ chế gây tắc nghẽn động mạch não là cơ chế huyết khối và cơ chế thuyên tắc:
BS Cẩm Linh cho biết, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, các đối tượng được khuyến cáo nên chủ động tầm soát đột quỵ (tai biến mạch máu não) định kỳ đó là những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bao gồm:
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ hiếm gặp hoặc còn bàn cãi khác như: Tăng homocystein máu, mắc bệnh MELAS, CADASIL, rối loạn dễ chảy máu, phình mạch não…
Với những người đã từng bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người khỏe mạnh. Mục tiêu tầm soát đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở nhóm này là tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não để theo dõi và điều trị. Tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra lần nữa.
Đột quỵ không loại trừ một ai, nhưng có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên tầm soát để phát hiện các yếu tố bất thường, hạn chế thấp nhất rủi ro. Theo BS Cẩm Linh, mục tiêu của tầm soát đột quỵ là nhằm:
– Kiểm soát và điều trị những bệnh mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ (tai biến mạch máu não):
– Thay đổi lối sống:
– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh:
Đối với các trường hợp đã từng bị đột quỵ, BS Cẩm Linh đưa ra lời khuyên người bệnh nên đi tầm soát đột quỵ 3-6 tháng một lần. Người bệnh cần được theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với người bình thường chưa từng bị đột quỵ, tốt nhất nên đi tầm soát đột quỵ định kỳ mỗi năm 1 lần, đặc biệt là với những người có tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ kể trên.
Bác sĩ Cẩm Linh đang khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
*Gói cơ bản:
Khảo sát các yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bình thường. Bao gồm:
* Gói nâng cao:
Gói tầm soát đột quỵ nâng cao dành cho quý khách hàng có mong muốn thực hiện nâng cao hoặc các đối tượng cần đánh giá tổn thương não trước đây, dị dạng mạch máu não, hình ảnh mạch máu não nội sọ. Gói tầm soát đột quỵ nâng cao bao gồm các hạng mục của gói cơ bản và:
*Gói chuyên sâu:
Gói tầm soát đột quỵ chuyên sâu nhằm đánh giá các nguyên nhân hiếm gặp. Gói này bao gồm các hạng mục của gói nâng cao và kèm thêm các chỉ định xét nghiệm:
*Gói mở:
Gói mở nhằm đánh giá các nguyên nhân hiếm gặp của đột quỵ (tai biến mạch máu não). Gói mở có thể thêm vào ngoài các gói cơ bản, nâng cao và chuyên sâu, bao gồm các hạng mục:
**Chuẩn bị trước khi khám:
**Quy trình khám: