Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, tiêu chảy là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân gây tử vong thường gặp ở trẻ. Có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Vậy trẻ bị tiêu chảy là gì? Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ, trẻ nhanh khỏi bệnh?
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước với tần suất cao hơn 3 lần/ngày và trên 5-6 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng ra bên ngoài, được chia làm 2 dạng:
Tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ khiến trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng do các niêm mạc bị tổn thương, giảm hấp thụ. Bên cạnh đó, tiêu chảy còn gây ra tình trạng mất nước, từ đó, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi và điều trị đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy. (1)
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ, bao gồm sự xâm nhập của virus (Rotavirus, Enterovirus,…), vi khuẩn (E.coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella,…), ký sinh trùng (Giardiasis, Cryptosporidiosis,…). Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng tiêu chảy do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chế độ ăn nhiều đường, không dung nạp lactose, fructose, sucrose hay do dị ứng thực phẩm hoặc do gặp các vấn đề về ruột như mắc bệnh Celiac, viêm ruột, viêm dạ dày…
Tiêu chảy ở trẻ em thường bắt đầu với những cơn đau bụng quặn thắt, sau đó là tình trạng đi ngoài phân lỏng, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và nhiều ngày. Trung bình, trẻ có thể đi ngoài phân lòng 10-15 lần/ngày, thậm chí lên đến 20 lần/ngày. Phân của trẻ chủ yếu là nước, kèm chất nhầy, có mùi chua. Một số trường hợp trẻ tiêu chảy không thể tự kiểm soát được khiến trẻ bị đùn ra quần. (2)
Bên cạnh đó, trẻ còn có một số triệu chứng đi kèm như:
Thông thường, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn ra trong một vài ngày và có thể được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà nhưng nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy ở mức độ nghiêm trọng và cần được đưa đến bệnh viện khẩn cấp gồm:
Tiêu chảy không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến trẻ mất nước, suy dinh dưỡng, mất điện giải và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Tiêu chảy khiến trẻ mất nước nhiều hơn bình thường, do đó, bố mẹ nên bổ sung nhiều dịch hơn để bù lại lượng dịch mất.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các dung dịch bù nước và bù khoáng cho trẻ như oresol, pha oresol phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Lưu ý, trẻ bị tiêu chảy nên tránh dùng các loại nước giải khát, nước ép trái cây có hàm lượng đường cao, thức uống có ga hay chất kích thích,… vì chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Đối với trẻ bị tiêu chảy, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đủ chất là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố góp phần quyết định thời gian khỏi bệnh cho trẻ. Nếu trẻ vẫn được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, mẹ nên chú ý ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho trẻ. Theo chia sẻ của các chuyên gia, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, dễ hấp thu, bổ sung đủ nước và đủ chất cho sự phát triển của mẹ. Đối với trẻ lớn hơn, chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ được xây dựng dựa vào độ tuổi và nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Mẹ nên ưu tiên cho trẻ dùng những loại thực phẩm mềm, lỏng, chứa nhiều chất xơ như cháo, súp… và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Lưu ý, trẻ bị tiêu chảy nên tránh ăn rau sợi thô, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nhiều gân xơ, thực phẩm nhiều đường vì điều này sẽ tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung kẽm vào phác đồ điều trị, kết với với oresol có độ thẩm thấu thấp sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ một cách hiệu quả. Hơn nữa, kẽm còn có tác dụng cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy, giảm lượng nước trong phân và trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Việc bổ sung đủ kẽm cho trẻ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các đợt tiêu chảy mới, giúp cải thiện vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu và tăng trưởng tốt hơn.
Liều lượng kẽm được khuyến cáo cho trẻ bị tiêu chảy cấp như sau:
Đối với các trường hợp tiêu chảy ở trẻ được gây ra cho nhiễm vi khuẩn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kháng sinh phù hợp. Quá trình điều trị bằng kháng sinh phải được tuân thủ nghiêm ngặt, không được tự ý dùng thêm thuốc hoặc ngưng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trẻ bị tiêu chảy là một vấn đề thường gặp, do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ gặp phải tình trạng này. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị tích cực.