//= SITE_URL ?>
Chóng mặt là triệu chứng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt khác nhau, đa phần đều không nguy hiểm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, u não, u dây thần kinh sọ, viêm thân não, bệnh khử myelin…
Phần tổng hợp các câu hỏi thường gặp về chóng mặt dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp những thắc mắc về chóng mặt, chủ động hơn trong phòng tránh và nâng cao sức khỏe của bản thân. Nội dung được tham vấn y khoa bởi TS.BS Lê Văn Tuấn – Chuyên gia cố vấn khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tình trạng chóng mặt có thể được người bệnh mô tả theo nhiều cách khác nhau. Do đó, khi đến khám vì triệu chứng chóng mặt, bác sĩ sẽ hỏi kỹ để làm rõ chóng mặt này do tiền đình hay không do tiền đình gây ra.
Chóng mặt do rối loạn hệ tiền đình thường là chóng mặt nhiều, xoay tròn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chóng mặt còn có thể là mô tả của tình trạng hoa mắt như trong trường hợp hạ huyết áp tư thế, thiếu máu. Trường hợp khác, chóng mặt là mô tả của tình trạng lâng lâng ở đầu như trong trường hợp lo âu, mất ngủ; hoặc là mô tả của tình trạng mất thăng bằng vì ảnh hưởng hệ thống cảm giác.
Chóng mặt thật sự khiến người bệnh có cảm giác mọi vật xung quanh xoay tròn
Chóng mặt thật sự (vertigo) là cảm giác mà người bệnh thấy xoay tròn hay cảm giác vật xung quanh xoay tròn. Các cảm giác này rất rõ ràng và có thể nặng đến nỗi người bệnh khó giữ được thăng bằng hay thực hiện các công việc hàng ngày. Các cơn chóng mặt có thể rất ngắn, chỉ vài giây hay có thể dài hơn đến vài ngày, vài tuần. Chóng mặt thật sự thường kèm buồn nôn hay nôn.
Chóng mặt thật sự chiếm khoảng 54% những trường hợp đến khám vì triệu chứng chóng mặt. Có 2 loại chóng mặt là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.
Hệ thống tiền đình gồm tiền đình ngoại biên và trung ương:
Rối loạn tiền đình xảy ra khi có vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Biểu hiện của rối loạn tiền đình chủ yếu là chóng mặt và mất thăng bằng. Một người khi bị chóng mặt thường được xem là bị rối loạn tiền đình, tuy nhiên rối loạn tiền đình chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh, do vậy cần phải có chẩn đoán nguyên nhân của rối loạn tiền đình.
Có 4 nguyên nhân thường gặp của rối loạn tiền đình, đó là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, bệnh Ménière và migraine tiền đình.
Chóng mặt ảnh hưởng đến khoảng 15% đến trên 20% người lớn mỗi năm. Trong đó, chóng mặt do tiền đình chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chóng mặt.
Hoa mắt và chóng mặt là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở bệnh viện. Chóng mặt chiếm tỉ lệ khoảng 2-3% các trường hợp cấp cứu và chiếm khoảng 2,6% những bệnh nhân từ 25 tuổi trở lên đến khám ở bệnh viện.
Tỉ lệ chóng mặt tăng theo tuổi. Có khoảng 30% người trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Chóng mặt khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Người bị chóng mặt thường sợ gặp phải cơn chóng mặt tái diễn hoặc sợ hậu quả của cơn chóng mặt. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng chóng mặt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc vào độ nặng triệu chứng, đặc điểm chóng mặt xoay tròn, số ngày nghỉ bệnh vì chóng mặt, học vấn và lo âu.
Chóng mặt và mất thăng bằng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ tiền đình có vai trò chính là giữ thăng bằng. Khi hệ tiền đình bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ có triệu chứng chóng mặt và phần lớn họ cũng gặp phải các rối loạn thăng bằng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chóng mặt cũng đi kèm với mất thăng bằng. Một số người có biểu hiện rối loạn thăng bằng do vấn đề ở chức năng hệ thị giác hay cảm giác sâu nhưng không bị chóng mặt do hệ tiền đình không bị ảnh hưởng. Ngược lại, một số người có biểu hiện chóng mặt nhưng không có rối loạn thăng bằng, đó là khi chóng mặt do lo âu, mất ngủ hoặc chóng mặt do migraine…
Khoảng 4% người lớn có vấn đề về thăng bằng mạn tính.
Khoảng 20% người từ 65-75 tuổi có rối loạn thăng bằng. Dù vậy, ít hơn 10% những người bị rối loạn thăng bằng và tiền đình được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
Rối loạn thăng bằng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Hậu quả của rối loạn thăng bằng là bệnh nhân có thể bị té, lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Người bệnh không thể lái xe, làm việc hay thực hiện nhiều hoạt động khác.
Chóng mặt ngoại biên xảy ra do các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiền đình ngoại biên. Các nguyên nhân thường gặp là:
Các nguyên nhân ít gặp hơn là:
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chóng mặt trung ương
Chóng mặt trung ương xảy ra khi nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình trung ương trong não. Các nguyên nhân chóng mặt trung ương thường gặp là:
Chóng mặt có thể được khởi phát trong một số tình huống sau:
Khi bị chóng mặt, bệnh nhân thường phải nằm, ít đi lại được do sợ té. Do đó, bệnh nhân có thể mô tả mình bị chóng mặt suốt cả ngày. Tuy nhiên, lúc hỏi kỹ hơn thì cơn chóng mặt chỉ xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi tư thế của đầu, thường là vài chục giây, sau đó xoay đầu về vị trí cũ thì hết cơn chóng mặt. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong ngày khi bệnh nhân xoay đầu, do vậy họ thường mô tả là chóng mặt cả ngày nhưng thực tế cơn chóng mặt chỉ xảy ra ở thời gian rất ngắn.
Thời gian của cơn chóng mặt có thể gợi ý đến nguyên nhân tương ứng:
Chóng mặt ở người lớn tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi hơn ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân đó là:
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: chiếm tỉ lệ khoảng 50% chóng mặt ở người 80 tuổi so với 20% ở các lứa tuổi khác
Trẻ em vẫn có thể bị chóng mặt dù tỉ lệ thấp hơn nhiều so với người lớn. Tỉ lệ chóng mặt ở trẻ em thay đổi từ 0,45%-15% tuỳ theo nghiên cứu. Các nghiên cứu về chóng mặt ở trẻ em thường khó tiến hành do trẻ không mô tả triệu chứng rõ, một số rối loạn tiền đình rất ngắn và hồi phục, rối loạn thăng bằng ở trẻ em nhầm với chẩn đoán khác.
Các nguyên nhân chóng mặt thường gặp ở trẻ em là chóng mặt kịch phát lành tính, migraine tiền đình, viêm thần kinh tiền đình, chóng mặt do căn nguyên tâm lý. Các nguyên nhân như chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bệnh Ménière, hạ huyết áp tư thế hiếm gặp.
Chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em là một nguyên nhân khá đặc biệt. Cần phân biệt nguyên nhân này với chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay gặp ở người lớn. Chóng mặt kịch phát lành tính là một rối loạn được đặc trưng bởi các cơn chóng mặt ngắn, tái phát, không có các dấu hiệu cảnh báo và hồi phục tự phát ở trẻ không có vấn đề về sức khoẻ khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm có ít nhất 5 cơn chóng mặt không có dấu hiệu báo trước, với triệu chứng cực đại lúc khởi phát và hồi phục tự phát sau vài phút đến vài giờ, không có rối loạn ý thức. Bệnh nhân có ít nhất một đặc điểm sau: rung giật nhãn cầu, thất điều, ói, nhợt nhạt, lo lắng trong cơn, ngoài các cơn ra thì khám thần kinh hoàn toàn bình thường.
Chóng mặt có thể do các nguyên nhân nguy hiểm gây ra mà thường dễ bỏ sót nhất là đột quỵ. Các nguyên nhân khác có thể là u não, u dây thần kinh sọ, viêm thân não, bệnh khử myelin.
Chóng mặt ngoại biên thường biểu hiện là chóng mặt nhiều, buồn nôn và nôn nhiều, rung giật nhãn cầu kiểu ngoại biên, ảnh hưởng thăng bằng nhẹ, thường kèm ù tai, giảm thính lực. Khi khám không thấy bất thường các dấu hiệu thần kinh khác.
Chóng mặt trung ương cũng có biểu hiện là chóng mặt nhưng mức độ chóng mặt thường ít hơn chóng mặt ngoại biên, triệu chứng buồn nôn và nôn thay đổi nhiều tùy theo mỗi bệnh nhân, ít ù tai hay giảm thính lực, thường ảnh hưởng thăng bằng nhiều, đặc điểm rung giật nhãn cầu kiểu trung ương và thường có thêm các dấu hiệu thần kinh khác khi khám như liệt mặt, sụp mi, nhìn đôi, yếu tay chân, nuốt khó…
Khi bệnh nhân đến khám vì chóng mặt, nếu thấy chóng mặt kiểu trung ương thì cần lưu ý nhiều khả năng là do các nguyên nhân nguy hiểm gây ra.
Rung giật nhãn cầu là tình trạng cử động mắt nhanh không kiểm soát được, thường cử động nhanh một hướng và chậm sang hướng ngược lại. Rung giật nhãn cầu có thể theo chiều ngang, chiều dọc hay xoay. Tình trạng này thường khiến người bệnh nhìn mờ đi. Một số nguyên nhân chóng mặt thường kèm theo rung giật nhãn cầu.
Người bệnh chóng mặt do đau đầu migraine
Chóng mặt do migraine có biểu hiện lâm sàng là cảm giác xoay hay chuyển động, có thể tự phát hay do thay đổi tư thế, do nhìn. Chóng mặt có thể có cường độ nặng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác của migraine như đau đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, các triệu chứng tiền triệu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ có triệu chứng chóng mặt, không có triệu chứng đau đầu của migraine.
Cơn chóng mặt có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày. Một số ít bệnh nhân mô tả cơn chóng mặt chỉ kéo dài vài giây.
Chóng mặt trong viêm thần kinh tiền đình thường xuất hiện đột ngột, nặng, thường kèm theo rối loạn thăng bằng, buồn nôn, khó tập trung. Do triệu chứng chóng mặt nặng nên thường ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Triệu chứng chóng mặt kéo dài vài ngày, sau đó giảm dần và hồi phục sau vài tuần (thường khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về thăng bằng hay cảm giác chóng mặt kéo dài vài tháng.
Chóng mặt trong bệnh Ménière có đặc điểm là tái phát nhiều lần. Chóng mặt với cảm giác xoay tròn, khởi phát và chấm dứt tự phát. Cơn chóng mặt xuất hiện không có dấu hiệu báo trước, kéo dài từ 20 phút đến 24 giờ nhưng không hơn 24 giờ, cường độ thường nặng, kèm buồn nôn và nôn.
Cơn chóng mặt trong bệnh Ménière thường kèm theo ù tai (cảm giác tiếng rung, vo ve hay nghe tiếng gió ở tai), cảm giác đầy tai (cảm giác áp lực căng ở tai), giảm thính lực xuất hiện lúc đầu cơn và hồi phục cuối cơn. Theo thời gian, thính lực sẽ giảm dần và liên tục rồi dẫn đến điếc tai. Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân có thể đi không vững và té. Triệu chứng khởi phát thường ở một tai nhưng có thể lan ra hai tai.
Chóng mặt do thuốc thường xuất hiện sau khi dùng thuốc. Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Người bệnh ngưng thuốc thì hết chóng mặt và khi dùng thuốc lại thì chóng mặt tái xuất hiện. Chóng mặt do thuốc cũng thường phụ thuộc vào liều lượng của thuốc.
Không phải thuốc nào cũng gây chóng mặt. Có một số thuốc có tác dụng phụ chóng mặt như:
Chóng mặt do lo âu thường có đặc điểm hoa mắt, lâng lâng vùng đầu, có thể có cảm giác di chuyển hay xoay của cơ thể. Thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác “đong đưa” khi đứng. Cơn chóng mặt dễ xuất hiện khi bệnh nhân đến những nơi đông người như siêu thị, chợ…
Triệu chứng chóng mặt kèm theo bóng nước ở tai có thể do siêu vi varicella zoster gây ra. Siêu vi này từ hạch gối của dây thần kinh số 7 ở người bị thuỷ đậu lúc nhỏ (siêu vi vẫn nằm ở hạch gối một thời gian dài dù không có biểu hiện bệnh) sau đó tái hoạt lại và gây ra triệu chứng. Tình trạng này có biểu hiện lâm sàng là liệt mặt cùng bên, đau tai và nổi bóng nước ở ống tai. Triệu chứng liên quan đến dây thần kinh số 8 có thể gây ra chóng mặt, giảm thính lực.
Chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan đến chóng mặt
Chóng mặt và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết, thể hiện trong các trường hợp: chóng mặt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ; rối loạn giấc ngủ gây ra chóng mặt; chóng mặt và giấc ngủ liên quan đến bệnh lý.
Khi đói, chúng ta có thể gặp phải các triệu chứng của hạ đường huyết, bao gồm hoa mắt – một biểu hiện thường được mô tả như là chóng mặt. Hạ đường huyết cũng gây ra các triệu chứng khác như hồi hộp, run, đói, đổ mồ hôi, bồn chồn và yếu.
Đói cũng có thể gây ra mất nước và tạo ra triệu chứng chóng mặt. Bên cạnh đó, bị đói cũng có thể làm hạ huyết áp và gây ra cảm giác chóng mặt. Ngoài ra, một số tình trạng gây chóng mặt cũng có thể gây ra cảm giác đói.
Tỉ lệ người bị lo âu gặp phải tình trạng chóng mặt khá cao. Lý do chóng mặt thường gặp ở người bị lo âu là do:
Huyết áp được xem là thấp khi trị số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp có thể không có biểu hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tình trạng này gây hoa mắt, chóng mặt, ngất, nhìn mờ, đau ngực, khát, buồn nôn…, đặc biệt là khi có các thay đổi làm huyết áp thấp hơn nữa như thay đổi tư thế, mất nước, mất máu…
Thiếu máu là tình trạng thiếu hồng cầu khỏe mạnh để đem đủ lượng oxy đến các mô trong cơ thể. Biểu hiện của thiếu máu là chóng mặt, hoa mắt, cảm giác ngất, nhịp tim nhanh, đau đầu, đau cơ xương khớp, chậm phát triển, thở nhanh, da xanh, tay chân lạnh, dễ mệt.
Thiếu máu được xác định khi làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ đếm số lượng, kích thước, thể tích, hình dạng hồng cầu, xác định hemoglobin trong máu, hematocrit. Chẩn đoán thiếu máu khi số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit giảm.
Thiếu máu não khác với thiếu máu. Thiếu máu não là tình trạng không cung cấp đủ máu cho não. Tình trạng này gặp khi bị tai biến mạch máu não hoặc bị cơn thoáng thiếu máu não (một tình trạng đe dọa tai biến mạch máu não). Chỉ với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt thì không thể chẩn đoán là thiếu máu não mà cần phải có hình ảnh não cho thấy có tình trạng tai biến mạch máu não.
Thiếu máu não có thể gây triệu chứng chóng mặt và các triệu chứng khác. Người bệnh không nên quá hoang mang khi ai đó nói mình bị thiếu máu não. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cơn thoáng thiếu máu não là biểu hiện thần kinh do thiếu máu não cấp nhưng hồi phục và không có tổn thương não. Người bị cơn thoáng thiếu máu não sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ sau đó.
Cơn thoáng thiếu máu não có thể có nhiều biểu hiện dễ nhận biết như nói khó, yếu liệt mặt hay tay chân. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể có các biểu hiện hiếm gặp hơn như mù, chóng mặt. Chóng mặt có thể chỉ là triệu chứng duy nhất của cơn thoáng thiếu máu não. Trong trường hợp này, việc chẩn đoán sẽ gặp nhiều khó khăn.
Người say rượu thường bị chóng mặt
Khi được đưa vào cơ thể, rượu sẽ thấm vào máu và pha loãng máu, lúc đó chênh lệch giữa máu và nội dịch của tai trong khiến các cấu trúc lông ở tai trong di chuyển dù chúng ta không di chuyển. Khi các cấu trúc lông di chuyển sẽ gửi tín hiệu đến não, não cảm nhận sự mất cân xứng (do tai trong cảm nhận di chuyển nhưng đầu không di chuyển), tạo ra triệu chứng chóng mặt.
Điều này liên quan đến phản xạ tiền đình – mắt. Phản xạ này giúp chúng ta vẫn nhìn rõ khi đầu cử động. Khi đầu cử động, vị trí của mắt sẽ thay đổi theo vị trí của đầu, do vậy hình ảnh sẽ bị lệch. Để hình ảnh được nhìn rõ, hai mắt sẽ di chuyển cùng hướng để hình ảnh được rơi vào điểm ở võng mạc.
Ở người bị rối loạn tiền đình (chóng mặt), phản xạ này có thể bị ảnh hưởng, do vậy khi cử động đầu thì phản xạ tiền đình – mắt không tốt như bình thường, điểm nhìn không rõ, gây ra nhìn mờ.
Trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình có thể gây rung giật nhãn cầu (nhãn cầu cử động tự động với pha đánh nhanh vả pha đánh chậm), do đó hình ảnh sẽ không đứng yên nên sẽ không nhìn rõ.
Chứng sợ độ cao (acrophobia) không phải là triệu chứng chóng mặt. Một số người bị chứng này hay dùng từ chóng mặt (vertigo) để mô tả triệu chứng. Người mắc chứng sợ độ cao thường chần chừ đứng trên độ cao như trên đồi cao hay đi thang máy lên tầng cao. Chứng sợ độ cao này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tỉ lệ ở nữ gấp đôi nam.
Ngoài sợ độ cao, các triệu chứng khác của acrophobia bao gồm:
Chứng sợ khoảng không (agoraphobia) không phải là triệu chứng chóng mặt. Một số người bị chứng này hay dùng từ chóng mặt (vertigo) để mô tả triệu chứng. Chứng sợ khoảng không làm cho người bị chứng này sợ và tránh xa các nơi có thể làm cho họ hoảng loạn hay cảm thấy không thể thoát ra được.
Người bị chứng này thường có thể gặp phải cảm giác sợ hãi khi:
Ngoài triệu chứng sợ, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Chóng mặt sau chấn thương đầu là chóng mặt sau chấn thương đầu hay cổ. Khoảng 30-65% những người bị tổn thương não do chấn thương sẽ bị chóng mặt hay rối loạn thăng bằng. Chấn thương đầu có thể gây ra:
Có một số quan điểm cho rằng thoái hoá cột sống cổ nên gây chèn ép động mạch đốt sống (do động mạch đốt sống đi qua các lỗ thuộc các đốt sống cột sống cổ) là không đúng.
Chóng mặt do cột sống cổ (hay vùng cổ) là một chẩn đoán khó và còn nhiều bàn cãi do không có khảo sát nào riêng biệt để chẩn đoán xác định. Các bác sĩ cần có thời gian để loại trừ các nguyên nhân chóng mặt khác trước khi chẩn đoán chóng mặt do cột sống cổ.
Chóng mặt trong trường hợp này hiếm khi xoay tròn mà thường là cảm giác lâng lâng, mất thăng bằng kèm theo đau vùng cổ, cứng hay giảm vận động vùng cổ, có thể kèm theo đau đầu vùng chẩm và tăng hơn khi vận động đầu. Cơn chóng mặt thường giảm khi đau vùng cổ giảm. Triệu chứng thường kéo dài vài phút đến vài giờ.
Chóng mặt trong trường hợp này hoặc do đột quỵ (tai biến mạch máu não) hoặc do cơn thoáng thiếu máu não (tình trạng giống tai biến mạch máu não nhưng hồi phục) thuộc hệ động mạch đốt sống thân nền.
Khi bị tổn thương cấp hệ tiền đình một bên, bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng khi không có vận động của đầu và triệu chứng khi có vận động của đầu (như khi di chuyển).
Triệu chứng khi không có vận động của đầu có thể là chóng mặt, buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu. Các triệu chứng không có vận động của đầu này thường được phục hồi nhờ cơ chế bù trừ tiền đình trong não, do vậy theo thời gian thì bệnh nhân không còn cảm giác chóng mặt hay buồn nôn.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp các triệu chứng khi có vận động của đầu. Các triệu chứng này thường biểu hiện là thăng bằng kém, đặc biệt khi di chuyển nhanh, xoay người, cúi đầu… Các triệu chứng này hồi phục khá chậm và đó cũng là lý do sau khi bị chóng mặt cấp thì triệu chứng chóng mặt hết nhưng thăng bằng vẫn không bình thường.
Theo cơ chế phục hồi tĩnh (khi không có vận động của đầu) và phục hồi động (khi có vận động của đầu) thì triệu chứng chóng mặt sẽ không kéo dài suốt đời dù tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh tiền đình một bên. Lý do là vì não có cơ chế bù trừ, theo thời gian, khi các tín hiệu từ hệ tiền đình hai bên gửi lên não bằng nhau thì não sẽ không cảm nhận bất thường và người bệnh sẽ không còn triệu chứng chóng mặt.
Có hai nguyên nhân gây chóng mặt tái phát thường xuyên là chóng mặt do migraine và bệnh Ménière. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là nguyên nhân chóng mặt thường gặp nhất nhưng tỉ lệ tái phát không thường xuyên.
Một nghiên cứu chóng mặt do migraine ở Trung Quốc chia bệnh nhân thành 3 nhóm: nhóm A khởi phát đau đầu migraine trước chóng mặt, nhóm B khởi phát chóng mặt trước đau đầu migraine, nhóm C chóng mặt kèm đau đầu migraine. Kết quả ghi nhận tái phát cơn mỗi 3 tháng là 3 lần ở nhóm A và B, 6 lần ở nhóm C.
Chóng mặt do nguyên nhân tiền đình thường không kéo dài lâu, chỉ diễn ra trong vài giây, vài phút hay vài giờ. Chóng mặt có thể kéo dài vài ngày nhưng hiếm khi kéo dài vài tháng hay vài năm. Chóng mặt liên tục kéo dài hàng ngày thường do căn nguyên tâm lý. Chóng mặt kéo dài gây khó khăn cho bệnh nhân cũng như tạo ra nhiều thách thức cho các bác sĩ.
Chóng mặt do căn nguyên tâm lý thường kèm với rối loạn lo âu và còn được gọi là chóng mặt chủ quan mạn tính. Bệnh nhân thường mô tả là cảm giác chóng mặt, không xoay tròn, mất thăng bằng, rất nhạy cảm với kích thích ở môi trường đông đúc, chật hẹp.
Đa số cơn chóng mặt đều không đến từ các nguyên nhân nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu chóng mặt xuất hiện sau chấn thương đầu hoặc đi kèm với:
Chóng mặt thường đi kèm buồn nôn và nôn
Chóng mặt thường kèm buồn nôn hoặc nôn. Nếu nôn nhiều, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải, trong một số trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chóng mặt kèm nôn nhiều có thể gặp trong bệnh Ménière, viêm thần kinh tiền đình, migraine. Đôi khi, người bệnh có thể nôn nặng như trong trường hợp viêm màng não hay đột quỵ.
Đối với hội chứng nôn ói có chu kỳ ở trẻ em, chóng mặt có thể kèm ói nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng. Các giai đoạn này có thể kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày xen kẽ với các giai đoạn không có triệu chứng.
Thông thường, khi bị chóng mặt, người bệnh nên đến khám ở chuyên khoa Nội Thần kinh. Các bác sĩ nội thần kinh sẽ hỏi bệnh sử, các đặc điểm của chóng mặt cũng như các bệnh lý kèm theo, đồng thời sẽ khám hệ thần kinh nhằm tìm các dấu hiệu thần kinh bất thường có thể gợi ý nguyên nhân nguy hiểm.
Khi nghi ngờ chóng mặt do các bệnh lý như đột quỵ, bệnh khử myelin… gây ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI não. Trong trường hợp nguyên nhân chóng mặt thuộc vấn đề tai trong, các bác sĩ nội thần kinh sẽ chuyển người bệnh đến chuyên khoa Tai mũi họng để tiếp tục điều trị.
Khi đến khám vì chóng mặt, bệnh nhân nên chú ý các vấn đề sau:
Việc cung cấp thông tin đầy đủ rất hữu ích trong quá trình chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Điều trị chóng mặt chỉ thật sự hiệu quả khi người bệnh hiểu rõ về vấn đề mình đang gặp phải và có sự tương tác chặt chẽ với bác sĩ.
Dix-Hallpike là nghiệm pháp được thực hiện để chẩn đoán chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Nghiệm pháp được thực hiện bằng cách để bệnh nhân ngồi, nhìn thẳng, sau đó xoay đầu 45 độ sang một bên (xoay bên nào thì đánh giá chóng mặt tương ứng với vị trí bên đó), để bệnh nhân nằm ngửa, với đầu ngửa thêm khoảng 15 độ so với mặt phẳng ngang, quan sát rung giật nhãn cầu của 2 mắt có xuất hiện hay không, nếu có thì nghiệm phát dương tính và chẩn đoán chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Thông thường, rung giật nhãn cầu không xuất hiện ngay mà cần một khoảng thời gian tiềm từ 10-20 giây mới thấy được rung giật nhãn cầu.
Chống chỉ định nghiệm pháp này khi bệnh nhân vừa được phẫu thuật vùng cổ, viêm khớp cột sống cổ nặng, không ổn định cột sống cổ, bệnh tuỷ sống vùng cột sống cổ, bệnh rễ thần kinh cổ, ngất do xoang cảnh, bóc tách động mạch vùng cổ.
Ngoài các chống chỉ định, khi thực hiện nghiệm pháp Dix-Hallpike, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt và nôn. Bên cạnh đó, cần thận trọng khi thực hiện ở người bị tăng huyết áp, bệnh tim, có thai, vấn đề hô hấp, đặc biệt ở người khó thở khi nằm.
Bệnh nhân mở mắt khi tiến hành nghiệm pháp để quan sát xem rung giật nhãn cầu có xuất hiện hay không. Nếu kết quả dương tính thì sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp Epley – một nghiệm pháp để điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
Chụp MRI được ứng dụng trong chẩn đoán nguyên nhân gây chóng mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Chóng mặt có 2 loại là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương. MRI giúp chẩn đoán nguyên nhân của chóng mặt, đặc biệt là chóng mặt trung ương. Tuy nhiên, nếu chỉ định MRI cho tất cả các bệnh nhân chóng mặt và không chóng mặt thì kết quả MRI không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, do vậy chỉ chỉ định chụp MRI khi các bác sĩ nghi ngờ có tổn thương cấu trúc đặc biệt là các khối u, tai biến mạch máu não hay do viêm.
Một số nguyên nhân chóng mặt không cần xét nghiệm máu, tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần làm thêm các xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Ví dụ: xét nghiệm công thức máu xem có tình trạng thiếu máu hay không, xét nghiệm đường huyết xem có hạ đường huyết hay không…
Đối với các nguyên nhân chóng mặt thông thường thì không cần đo điện não đồ. Điện não là một kỹ thuật đo lại hoạt động điện của vỏ não bằng cách gắn các điện cực vào vùng da đầu, ghi lại các tín hiệu, phóng đại và lọc các tín hiệu, sau đó chuyển thành các bản ghi điện não.
Các hội chứng tiền đình ngoại biên và trung ương không làm thay đổi hoạt động điện của vỏ não. Chỉ có một trường hợp cần đo điện não đồ, đó là để chẩn đoán chóng mặt do cơn động kinh. Động kinh biểu hiện ra ngoài là các cơn động kinh, các cơn động kinh có biểu hiện đa dạng, điển hình là các cơn co giật. Khi các cơn động kinh xuất phát từ phần vỏ não tiền đình thì bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt.
Có thể chia nhóm bệnh nhân động kinh có triệu chứng chóng mặt thành 3 nhóm: nhóm A thỉnh thoảng có triệu chứng chóng mặt không do cơn động kinh, nhóm B thỉnh thoảng có cơn động kinh gây chóng mặt ngoài các cơn động kinh khác và nhóm C các cơn động kinh lúc nào cũng biểu hiện chóng mặt. Nhóm C rất hiếm gặp. Chóng mặt do cơn động kinh thường xuất phát từ thuỳ thái dương của não.
Các trường hợp chóng mặt thông thường không cần siêu âm mạch máu. Khi chóng mặt do tai biến mạch máu não, đặc biệt là nhồi máu não hay cơn thoáng thiếu máu não thì siêu âm mạch máu vùng cổ là một phần trong các khảo sát để tìm nguyên nhân.
Chẩn đoán suy tuần hoàn hệ động mạch đốt sống thân nền có nghĩa là chẩn đoán thiếu máu não tạm thời thuộc hệ động mạch đốt sống thân nền (cơn thoáng thiếu máu não). Do vậy, nếu chỉ thấy động mạch đốt sống thân nền bị hẹp mà chẩn đoán suy tuần hoàn hệ đốt sống thân nền là không đúng, hoặc chỉ có triệu chứng chóng mặt mà quy cho suy tuần hoàn hệ động mạch đốt sống thân nền cũng không đúng.
Kỹ thuật thăm khám này gọi là nghiệm pháp Romberg, nhằm đánh giá thăng bằng của người bệnh. Thông thường, thăng bằng được giữ nhờ vào thị giác, hệ thống tiền đình và cảm giác sâu. Khi đứng thẳng chụm 2 chân và nhắm mắt sẽ loại bỏ được sự chi phối của thị giác, lúc đó cơ thể yêu cầu hệ thống cảm giác sâu và tiền đình hoạt động nhiều hơn. Do vậy, nếu một người bị rối loạn cảm giác sâu hay rối loạn tiền đình thì không thực hiện được động tác này.
Các phương pháp điều trị chóng mặt thường bao gồm:
Thuốc được dùng để điều trị chóng mặt cấp bao gồm thuốc ức chế tiền đình và thuốc chống nôn. Thuốc chống nôn giúp điều trị buồn nôn và nôn.
Chóng mặt được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa
Thuốc ức chế tiền đình chỉ nên dùng thời gian ngắn (không nên dùng quá 3 ngày), vì khi dùng kéo dài sẽ làm chậm quá trình bù trừ tiền đình và có khả năng gây ra giảm hoạt động chức năng của hệ tiền đình.
Thường các thuốc ức chế tiền đình chia làm 3 nhóm: thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine và benzodiazepine.
Nhóm thuốc chống nôn: Nhóm này có thể tác dụng phụ buồn ngủ và đặc biệt là tác dụng phụ ngoại tháp.
Người bị chóng mặt có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, thậm chí nôn rất nhiều. Có thể kiểm soát các triệu chứng này bằng thuốc chống nôn. Việc sử dụng thuốc chống nôn nào tuỳ thuộc đường dùng và các tác dụng phụ. Khi bệnh nhân không uống được do nôn nhiều thì lựa chọn thuốc tiêm là hợp lý nhất. Thuốc uống dùng cho các trường hợp buồn nôn hay nôn ít. Viên đặt hậu môn có thể dùng ngoại trú ở người không thể uống được do buồn nôn hay nôn.
Các thuốc chống nôn có thể dùng là domperidone, ondansetron, prochlorperazone, promethazine, metoclopramide.
Nghiệm pháp Epley là nghiệm pháp được dùng để điều trị tái định vị sỏi tai (thạch nhĩ) trong trường hợp chóng mặt tư thế kịch phát lành tính ảnh hưởng đến ống bán khuyên sau. Nghiệm pháp này thường được làm sau khi nghiệm pháp Dix-Hallpike trong chẩn đoán chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
Nghiệm pháp Epley thường hiệu quả đến 90% nếu chẩn đoán đúng và thực hiện đúng.
Người bệnh có thể thực hiện nghiệm pháp Epley tại nhà sau khi được bác sĩ hướng dẫn. Các bước thực hiện bao gồm:
Mỗi vị trí trên giữ khoảng 30 giây.
Khi thực hiện nghiệm pháp Epley tại nhà, người bệnh cần lưu ý chóng mặt có thể xảy ra và có thể té, do vậy cần ngồi chỗ an toàn để nếu chóng mặt thì có thể nằm xuống, tránh nguy hiểm.
Phục hồi chức năng tiền đình là điều trị đặc biệt để cải thiện chức năng của hệ tiền đình sau khi bị tổn thương. Phục hồi chức năng hệ tiền đình giúp giảm triệu chứng chóng mặt, cải thiện chức năng nhìn, ổn định dáng đứng và đi. Quá trình phục hồi nhờ não biết cách dùng các hệ thống khác để bù trừ những thiếu sót của hệ tiền đình và tăng tái tạo các đường dẫn truyền thần kinh mới. Quá trình bù trừ có thể xảy ra tự nhiên, tuy nhiên phục hồi chức năng tiền đình sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Mục đích của phục hồi chức năng tiền đình là tiếp cận theo vấn đề của bệnh nhân để thúc đẩy quá trình bù trừ. Phục hồi chức năng tiền đình thường được các bác sĩ hướng dẫn để tự tập hoặc được thực hiện tại khoa vật lý trị liệu của bệnh viện.
Khi thực hiện phục hồi chức năng tiền đình, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
Lưu ý một: các vấn đề phục hồi. Thường có 3 vấn đề phục hồi:
Lưu ý hai: các yếu tố làm tăng quá trình hồi phục. Các yếu tố này có thể là:
Lưu ý ba: các yếu tố hạn chế việc hồi phục. Các yếu tố này có thể là:
Lưu ý bốn: Người bệnh cần tìm các trung tâm phục hồi chức năng tiền đình tốt, uy tín để có quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh Ménière khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ có thể làm giảm các cơn tái phát và giảm triệu chứng ở người bệnh, bao gồm:
Thuốc điều trị cơn chóng mặt cấp
Tiên lượng bệnh Ménière thay đổi nhiều, có những bệnh nhân có triệu chứng rất nhẹ, có những bệnh nhân có các cơn rất nặng. Nói chung, tình trạng bệnh nhân có khuynh hướng ổn định tự phát theo thời gian.
Tỉ lệ thuyên giảm tự phát cao trên 50% trong 2 năm và trên 70% sau 8 năm. Mặc dù ổn định tự phát nhưng bệnh nhân vẫn còn rối loạn thăng bằng và nghe kém.
Đa số bệnh nhân còn lại ổn định khi dùng thuốc. Khoảng 5-10% bệnh nhân cần phải được phẫu thuật để cải thiện bệnh.
Bệnh Ménière không liên quan trực tiếp đến tử vong. Tuy nhiên, bệnh làm tăng nguy cơ té ngã, có thể dẫn đến tổn thương, thậm chí tử vong ở người bệnh.
Viêm thần kinh tiền đình là viêm phần tiền đình của dây thần kinh sọ số 8. Dây thần kinh số 8 có 2 phần là tiền đình và ốc tai, phần tiền đình giúp cho thăng bằng, phần ốc tai giúp cho nghe.
Biểu hiện lâm sàng của viêm thần kinh tiền đình là chóng mặt, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng tư thế. Tình trạng này thường lành tính, tự khỏi, điển hình là kéo dài vài ngày, đôi khi kéo dài vài tuần hay vài tháng. Chẩn đoán viêm thần kinh tiền đình dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Viêm thần kinh tiền đình thường kèm theo hay có biểu hiện trước đó của tình trạng nhiễm siêu vi.
Viêm thần kinh tiền đình có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Đa số bệnh nhân bị viêm thần kinh tiền đình hồi phục trong vòng một tuần. Một số ít trường hợp có các cơn tái phát nhưng không nặng hơn hoặc có thể có triệu chứng kéo dài. Khoảng 15% vẫn còn một số triệu chứng trong vòng một năm. Khả năng hồi phục lâu dài hoàn toàn dựa vào các đánh giá lâm sàng đầu tiên.
Quản lý stress tốt có thể giúp hạn chế tình trạng chóng mặt do migraine
Chóng mặt do migraine có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Bệnh tiền đình hai là bệnh làm giảm chức năng của các dây thần kinh hay mê đạo hai bên. Bệnh nhân bị tình trạng này có thể có triệu chứng chóng mặt, nhìn mờ, rối loạn thăng bằng đặc biệt trong lúc vận động, tăng khi đi trong bóng tối hay đi ở nơi không bằng phẳng. Đôi khi giảm chức năng tiền đình hai bên có thể im lặng trên lâm sàng.
Giảm chức năng tiền đình hai bên chiếm khoảng 4-7% các trường hợp chóng mặt. Chẩn đoán giảm chức năng tiền đình hai bên thường ở người tuổi 50-60, thường khoảng 3 năm sau khi khởi phát triệu chứng.
Người lớn tuổi thường bị lão hoá các cơ quan trong cơ thể và hệ tiền đình cũng không phải là ngoại lệ. Các nghiên cứu ghi nhận gần 50% người trên 60 tuổi có suy giảm phần nào chức năng tiền đình. Chóng mặt và mất thăng bằng là những triệu chứng thường gặp nhất ở người già. Giảm chức năng tiền đình ở người già ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày làm hạn chế các hoạt động và dễ gây té.
Nguyên nhân thường nhất của giảm chức năng tiền đình hai bên là do ngộ độc tai vì kháng sinh aminoglycoside (chiếm 12-32%), bệnh Ménière (chiếm 7-16%), các bệnh nhiễm trùng (chiếm 4-12%) và các bệnh di truyền (chiếm 4-17%). Nguyên nhân không xác định và vô căn chiếm 20-50% các trường hợp.
Điều trị bệnh tiền đình hai bên bao gồm:
Bệnh nhân thường không hồi phục được trở lại trạng thái bình thường trước đây. Kiểm soát thăng bằng của cơ thể vẫn bị ảnh hưởng dù đã có các hoạt động bù trừ của hệ cảm giác sâu và thị giác của cơ thể. Một số nghiên cứu ghi nhận hồi phục một phần chức năng tiền đình trong khoảng 50% bệnh nhân ở nhóm nguyên nhân vô căn. Ở các bệnh nhân dùng gentamycin thì triệu chứng tăng cực đại khoảng 3 tháng sau liều cuối cùng, theo dõi lâu dài (khoảng 5 năm) thì đa số bệnh nhân cải thiện tốt hơn.
Thuốc chống động kinh có thể được dùng để điều trị chóng mặt. Trong migraine tiền đình, thuốc chống động kinh valproate hay topiramate có tác dụng điều trị phòng ngừa cơn. Lưu ý là valproate không nên dùng ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản.
Trong cơn kịch phát tiền đình do xung đột thần kinh mạch máu, có thể dùng nhóm thuốc chống động kinh carbamazepine và oxcarbazepine để điều trị. Lưu ý trước khi carbamazepine nên xét nghiệm xem có alen HLA*1502 hay không để giảm tối thiểu tác dụng phụ nguy hiểm của carbamazepine.
Có nhiều loại thuốc ức chế kênh canxi như nhóm thuốc ức chế kênh canxi để điều trị tăng huyết áp. Có 2 thuốc được dùng để điều trị chóng mặt là flunarizine và cinnarizine. Flunarizine được dùng để điều trị phòng ngừa chóng mặt do migraine. Cinnarizine có thể được dùng để điều trị triệu chứng chóng mặt cấp ở người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Một số thuốc ức chế kênh canxi khác cũng được nghiên cứu để điều trị chóng mặt nhưng hiệu quả không cao nên ít được sử dụng trên lâm sàng.
Đa số các trường hợp chóng mặt sẽ được điều trị hiệu quả bằng nội khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp chóng mặt có thể phải cần đến điều trị phẫu thuật như u dây thần kinh số 8, bệnh Ménière tiến triển kháng trị với nội khoa, phẫu thuật giải ép xung đột thần kinh mạch máu…
Người bị chóng mặt nên tránh thức ăn chứa nhiều muối
Chế độ ăn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của chóng mặt, như hạn chế muối ở người bị bệnh Ménière. Tuy nhiên, nhìn chung, người thường xuyên bị chóng mặt nên tránh các loại thực phẩm sau:
Để giảm triệu chứng và nguy cơ của chóng mặt, cần điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cho phù hợp. Các điều cần lưu ý là:
Đột quỵ là những triệu chứng thần kinh do nguyên nhân từ mạch máu của não. Các triệu chứng xuất hiện tùy thuộc vùng nào trong não bị tổn thương. Các vùng trong não liên quan đến hệ tiền đình khi bị tổn thương có thể làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt.
Đột quỵ có nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chóng mặt là biểu hiện duy nhất của đột quỵ. Lúc này người bệnh cần được đánh giá cẩn thận và đầy đủ mới có chẩn đoán chính xác.
Gần 10% các trường hợp đột quỵ bị chẩn đoán nhầm với nguyên nhân khác khi tiếp cận đầu tiên.
Có thể chẩn đoán nhầm chóng mặt do nguyên nhân bình thường và chóng mặt do đột quỵ. Đột quỵ chiếm khoảng 3-5% những trường hợp cấp cứu vì chóng mặt và đa số là đột quỵ ở vùng thân não hay tiểu não hay cả hai. Nghiên cứu cũng ghi nhận nguy cơ bỏ sót chẩn đoán đột quỵ ở bệnh nhân cấp cứu vì chóng mặt là dưới 1%. Các bệnh nhân cấp cứu vì chóng mặt khi xuất viện có nguy cơ tăng 50 lần nhập viện vì đột quỵ trong vòng 7 ngày.
Đột quỵ có thể biểu hiện lâm sàng đa dạng và thỉnh thoảng chỉ có một triệu chứng đơn độc như chóng mặt. Nguyên nhân chẩn đoán nhầm thường là:
Bệnh nhân bị chóng mặt cấp, bất kể do nguyên nhân ngoại biên hay trung ương (đột quỵ là nguyên nhân chóng mặt trung ương) thì triệu chứng chóng mặt có thể tăng lên khi vận động đầu (bao gồm thay đổi tư thế).
Đối với người bị chóng mặt, nếu cần chụp hình não thì nên chụp MRI não hơn là chụp CT scan não. Tuy nhiên, CT scan có thể cần thiết nếu cần chụp nhanh để loại trừ chóng mặt do xuất huyết não. MRI thường sẽ chẩn đoán được nhồi máu não sớm, tuy nhiên 24 giờ đầu sau khi khởi bệnh thì MRI não có thể không phát hiện nhồi máu não hố sau trong 15-20% các trường hợp. Độ nhạy của MRI cao nhất sau khởi phát ở thân não là sau 72-100 giờ. Do vậy, nếu CT scan hay MRI não bình thường vẫn có thể gặp trong một số trường hợp nhồi máu thân não.
Thăng bằng bình thường tốt nhất khi đứng hai chân, tuy nhiên khi đứng một chân chúng ta vẫn giữ được thăng bằng nhưng không kéo dài lâu. So với nhóm giữ thăng bằng một chân bình thường và nhóm giữ thăng bằng một chân kém hơn có sự khác biệt. Một nghiên cứu tại Nhật ghi nhận giữ được thăng bằng một chân trong ít nhất 20 giây thì ít có mối liên quan với bệnh mạch máu não nhỏ trong não (bệnh mạch máu não nhỏ thường do tăng huyết áp và đái tháo đường, bệnh mạch máu não lớn thường do xơ vữa mạch máu, bệnh tim) và suy giảm chức năng nhận thức hơn người giữ thăng bằng một chân ít hơn 20 giây.
Đứng không lâu trên một chân còn có ý nghĩa khác. Một nghiên cứu ghi nhận nếu người già đứng trên một chân không quá 10 giây thì có nguy cơ té ngã cao hơn người đứng trên một chân hơn 10 giây.
Người bệnh có cảm giác chóng mặt, buồn nôn do say tàu xe
Say tàu xe là cảm giác mệt, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi đang ở trong các phương tiện di chuyển. Các triệu chứng khác có thể gặp là đổ mồ hôi lạnh, đau đầu, buồn ngủ, ngáp, mất cảm giác thèm ăn, tăng tiết nước bọt. Thỉnh thoảng mệt mỏi có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp là không thể đi được, ói liên tục, không dám ra ngoài.
Nguyên nhân của say tàu xe là do các cơ quan cảm giác của cơ thể gửi các tín hiệu đến não nhưng không đồng bộ, lẫn lộn. Bình thường não cảm nhận vận động đang xảy ra nhờ các tín hiệu được gởi đến từ tai trong, mắt, cơ và khớp. Khi các tín hiệu đó không khớp với nhau thì triệu chứng say tàu xe có thể xuất hiện. Ví dụ như chúng ta xem điện thoại khi đi xe thì mắt nhìn vào điện thoại là vật không di chuyển nhưng tai trong thì cảm nhận xe đang di chuyển, do đó thông tin gửi đến não là không cân xứng và gây ra triệu chứng say tàu xe.
Một số cách giúp hạn chế triệu chứng say tàu xe như sau:
Những điều nên tránh bao gồm:
Cảm xúc liên quan đến hệ viền trong não. Hệ tiền đình gồm tiền đình ngoại biên ở tai trong gửi các tín hiệu đến các nhân tiền đình ở thân não. Các nhân tiền đình này có mối liên kết với các vùng não khác nhau bao gồm hệ viền. Kích thích hệ tiền đình có thể giúp điều hoà khí sắc và do đó ảnh hưởng đến cảm xúc. Những thay đổi cảm xúc tạo ra những đường dẫn truyền từ hệ viền đến hệ tiền đình và gây ra các triệu chứng tiền đình.
Hệ tiền đình (liên quan chóng mặt) và hệ ốc tai (liên quan điếc) có mối liên hệ chặt chẽ. Cấu tạo tai trong gồm hệ tiền đình và hệ ốc tai là một bộ phận liên tục nhau. Dây thần kinh sọ số 8 có hai phần tiền đình và ốc tai đi chung với nhau. Do đó các bệnh ảnh hưởng hệ tiền đình cũng có thể ảnh hưởng đến hệ ốc tai và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có các bệnh chỉ ảnh hưởng hoặc hệ tiền đình hoặc hệ ốc tai.
Các nguyên nhân chóng mặt ảnh hưởng đến cả hai hệ như viêm thần kinh tiền đình ốc tai, bệnh Ménière, rò quanh bạch huyết, u thần kinh sọ số 8, xơ cứng tai, tai biến mạch máu não, herpes zoster tai. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiền đình mà không ảnh hưởng đến ốc tai như chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm mê đạo.
Chóng mặt có thể liên quan đến chu kỳ kinh, chẳng hạn, những người bị chóng mặt do migraine có thể tăng cơn migraine ở những ngày quanh chu kỳ kinh.
Các hormon sinh dục nữ là estrogen và progesterone thay đổi theo chu kỳ kinh. Estrogen thường tăng từ ngày 6-14, progesterone tăng từ ngày 15-25. Cả hai hormon giảm ở ngày 26-28. Phụ nữ thường có triệu chứng trước kỳ kinh như cảm giác hoa mắt, chóng mặt, áp lực ở tai, nghe giảm, buồn nôn, nôn do những thay đổi hormone này.
Cơn té đột ngột là tình trạng té đột ngột, tự phát trong khi đứng hay đi và hồi phục hoàn toàn sau vài giây đến vài phút. Bệnh nhân thường không mất ý thức và vẫn nhớ được hiện tượng này. Đa số các trường hợp thì không biết được nguyên nhân của cơn té này. Một số trường hợp là do nguyên nhân từ tim, từ tuần hoàn não, do cơn động kinh, do bệnh tai trong (cơn Tumarkin trong bệnh Ménière) và do tâm lý.
Cơn Tumarkin thường kéo dài ít hơn một phút đa số cơn tái phát không thường xuyên, một số trường hợp hiếm thì cơn tái phát mỗi ngày. Hậu quả của cơn té này có thể rất trầm trọng như gãy xương nặng, chấn thương đầu.
Khoảng 1/3 người già từ 65 tuổi trở lên bị té ngã ít nhất một lần/năm. Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tổn thương nặng ở người già.
Té ngã là vấn đề nguy hiểm và đáng lưu tâm. Tuy nhiên, sợ té cũng là vấn đề đáng lo khác. Sợ té ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do hạn chế di chuyển, giảm sự tự tin và giảm tương tác với xã hội.
Một nghiên cứu ở Ấn độ ghi nhận tỷ lệ sợ té ở người già là 33,2%. Tỉ lệ này liên quan đến trình độ học vấn, gia đình, các vấn đề sức khỏe kèm theo, tiền căn bị té trong 6 tháng qua, hạn chế hoạt động hàng ngày và trầm cảm.
Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn ở người trên 65 tuổi. Té ngã chiếm khoảng 70% các nguyên nhân tử vong ở người từ 75 tuổi trở lên. Té ngã có thể là dấu hiệu cho biết tình trạng sức khoẻ kém, chức năng cơ thể suy giảm và thường kèm theo các bệnh lý nghiêm trọng.
Trên 90% các trường hợp gãy xương hông là do té và đa số những trường hợp gãy xương này xảy ra ở người trên 70 tuổi. Khoảng 1/4 người già gãy xương hông chết trong vòng 6 tháng sau tổn thương. Trên 50% người già sống sau gãy xương hông được chuyển vào viện điều dưỡng và gần một nửa những bệnh nhân này vẫn phải nằm ở viện điều dưỡng trong một năm sau đó.
Dù không bị chóng mặt nhưng người bị rối loạn tiền đình vẫn có thể có vấn đề thăng bằng nên vẫn có nguy cơ té. Đặc biệt nếu bị cơn té Tumarkin thì cơn té xuất hiện rất nhanh và hoàn toàn không có triệu chứng chóng mặt khi té.
Để đặt hẹn thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh vui lòng liên hệ:
Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
● Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội
– Đặt lịch khám: 1800 6858
● TP.HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
– Đặt lịch khám: 0287 102 6789
● Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
● Website: https://tamanhhospital.vn