Đậu mùa khỉ đang có nguy cơ bùng phát. Liệu hiện nay đã có cách phòng tránh đậu mùa khỉ và đã có vắc xin nào được sử dụng để phòng tránh đậu mùa khỉ chưa?
Bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) bùng phát vào khoảng giữa năm 2022. Sau đó vài tháng, WHO tuyên bố đây là tình trạng sức khỏe khẩn cấp toàn cầu. Hiện tại Việt Nam cũng đã phát hiện trường hợp mắc đậu mùa khỉ. Vì thế, việc nắm được cách phòng tránh đậu mùa khỉ sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất có thể.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đường lây truyền chính của bệnh bao gồm: lây truyền từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, hoặc các tổn thương ở da hoặc niêm mạc của động vật bị nhiễm bệnh; ăn thịt động vật hoang dã chưa được nấu chín kỹ và các sản phẩm khác của động vật bị nhiễm bệnh; lây truyền từ người sang người có thể do tiếp xúc gần với dịch tiết đường hô hấp, tổn thương da của người bị bệnh hoặc các đồ vật mới bị nhiễm virus; lây truyền từ nhau thai của người mẹ qua thai nhi.
Xem thêm: Bệnh đậu mùa là gì?
Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ thường xảy ra ở khu vực Trung và Tây Phi. Tuy nhiên hiện tại đậu mùa khỉ đã trở thành một làn sóng dịch bệnh mới, số ca mắc bệnh bùng phát tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là tại Châu u. Tổng số người mắc bệnh trên toàn cầu theo thống kê hiện tại đã lên đến hơn 16.000 ca mắc, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam (tính đến sáng ngày 03/10/2022), đã ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn TP.HCM. Nguy cơ bệnh lây lan là có thể xảy ra, do tình hình dịch bệnh đã lan rộng tại nhiều quốc gia. Việc nắm được cách phòng tránh đậu mùa khỉ là vô cùng cần thiết.
Người mắc đậu mùa khỉ sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào? Thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ thường 6 đến 13 ngày, có thể kéo dài từ 5 đến 21 ngày. Ở mỗi giai đoạn ủ bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. (1)
Vào ngày đầu tiên nhiễm bệnh đến khoảng ngày 5, tức thời kỳ xâm nhập, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng sốt, nhức đầu dữ dội, đau lưng đau cơ, nổi hạch và mệt mỏi. Sau khi sốt từ 1-3 ngày sẽ bắt đầu phát ban, có mụn nước lõm giữa (số lượng mụn nước có thể từ vài đến vài nghìn).
Trong suốt thời gian bệnh, các vết mụn nước có thể có mủ rồi từ từ khô lại, đóng thành vảy.
Bên cạnh đó, đã có những triệu chứng nghiêm trọng mới vừa được phát hiện bao gồm: có tổn thương bộ phận sinh dục đơn lẻ, xuất hiện những vết loét trên miệng và cả những vết loét ở hậu môn. Các triệu chứng này có thể gây đau đớn, khó nuốt, dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt khiến người bệnh phải nhập viện điều trị.
Bệnh thường có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp có biến chứng, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng giác mạc, nhiễm trùng huyết, viêm phế quản phổi, viêm não, mất thị lực,…
Trong bối cảnh bệnh có tốc độ lây lan nhanh thì người nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ nên tự cách ly tại phòng riêng, tránh tiếp xúc với người khác và có các hoạt động quan hệ tình dục.
Sau đó, thông báo với Cơ quan y tế địa phương về trường hợp của mình để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp. Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh đậu mùa khỉ vẫn ở mức thấp và bệnh có thể tự khỏi sau khoảng thời gian ủ bệnh, do đó người nghi ngờ mắc bệnh không cần quá hoang mang lo lắng.
Chỉ cần cách ly để tránh lây lan bệnh, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đa dạng thực phẩm và đặc biệt là các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể như các loại trái cây và rau củ, các loại thực phẩm như hạt và quả hạch, các sản phẩm từ sữa, thịt gà, trứng và cá,….
Đặc biệt, nên uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Có thể uống nước lọc, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi hoặc các loại nước ép rau củ, trái cây,…
Làm sao để phòng bệnh đậu mùa khỉ? Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, làm thế nào để phòng tránh đậu mùa khỉ là vô cùng quan trọng. (2)
Để ứng phó với đợt bùng phát và ngăn chặn nguy cơ lây bệnh, mọi người cần chú ý:
Bên cạnh áp dụng các cách phòng tránh đậu mùa khỉ thì việc tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế dịch bệnh lây lan, hoặc giảm thiểu tối đa các tác động của bệnh đối với sức khỏe. (3)
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa phát triển vắc xin riêng cho bệnh đậu mùa khỉ nhưng vẫn có 2 loại vắc xin được FDA chấp thuận để tiêm ngừa đậu mùa khỉ. Đó chính là vắc xin Jynneos (Imvamune/Imvanex) và ACAM2000:
Được sản xuất từ virus vaccinia, cùng họ Orthopox virus với Monkeypox. Khi tiêm vắc xin Jynneos thì có nghĩa là bạn sẽ đưa những virus đã bị làm yếu, không có khả năng gây bệnh vào cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ “nhận diện” virus, hệ miễn dịch tấn công virus và ghi nhớ chúng, có cách phòng tránh nếu sau này virus xâm nhập.
Do virus cùng họ với virus đậu mùa khỉ nên theo các chuyên gia thì đây cũng là một cách phòng tránh đậu mùa khỉ. Vắc xin Jynneos đã được FDA cấp phép vào năm 2021 và theo nghiên cứu thì cần chích 2 mũi.
Đây là loại vắc xin sử dụng virus đã bị làm yếu. ACAM có mặt trước cả vắc xin Jynneos (được chấp thuận năm 2015). Tuy nhiên, do cách chích khó khăn nên CDC khuyến cáo sử dụng vắc xin Jynneos nhiều hơn.
Nhìn chung cả 2 loại vắc xin này đều sử dụng virus không còn khả năng tấn công cơ thể và gây bệnh. Nhưng mọi người cần lưu ý tư vấn bác sĩ trước khi tiêm, đặc biệt là với những người bệnh có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền.
Người có thể tiêm vắc xin Jynneos và ACAM2000 thường là:
Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa đã được chứng minh có hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn ngừa bệnh. Vắc xin này có tính an toàn cao, tiêm được cho người trên 12 tháng tuổi, ít có phản ứng hay tác dụng phụ (có thể phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng hoặc sốt nhẹ). (4)
Vì thế, người dân vẫn nên tiêm chủng vắc xin phòng đậu mùa để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh đậu mùa khỉ gây ra, nếu không may mắc bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đối với bệnh đậu mùa khỉ hay bất kỳ căn bệnh nào khác thì việc chủ động phòng ngừa bệnh vẫn vô cùng quan trọng. Do đó, đừng nên chủ quan mà hãy nghiêm túc áp dụng các cách phòng tránh đậu mùa khỉ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé!