Vào 23/07/2022, WHO đã tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nằm ở mức cảnh báo cao nhất. Vậy bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, nguy hiểm ra sao, có lây giữa người với người hay không?
Bệnh đậu mùa khỉ đã trở thành mối đe dọa với toàn cầu. Vào ngày 03/10/2022, cho biết đậu mùa khỉ đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam. Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM cho biết trên địa bàn thành phố đã phát hiện ca bệnh đầu tiên. Có đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ mắc bệnh có người dân mắc bệnh. Điều này dấy lên nỗi lo ngại về một đại dịch mới, lây lan nhanh chóng như đại dịch COVID-19 mà nhân loại đã đối mặt trong thời gian qua. (1)
Vậy, chính xác thì bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào hay đậu mùa khỉ lây qua đường gì? Đâu là các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh?
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus có liên quan đến bệnh đậu mùa gây ra. Bệnh thường kéo dài 2-4 tuần. Hầu hết người nhiễm bệnh có thể phục hồi sau vài tuần, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh thấp (chỉ khoảng 3-6%).
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người bệnh tử vong, đặc biệt là khi người bệnh có hệ miễn dịch kém, tiếp xúc lâu dài với virus,… Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt (triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội, mệt mỏi uể oải, ớn lạnh, đau mỏi lưng và các cơ, nổi hạch khắp cơ thể (trên mặt, lòng bàn tay bàn chân, mắt, miệng và cơ quan sinh dục).
Các biến chứng thường gặp khi mắc bệnh bao gồm: nhiễm trùng máu, viêm mô não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực,…
Tại Việt Nam, hiện tại có 1 ca đậu mùa khỉ được phát hiện tại TP.HCM. Thời gian trước, đại diện Bộ Y tế cùng Văn phòng WHO tại Việt Nam, US CDC tại Việt Nam và các các cơ quan cũng đã có cuộc họp khẩn để bàn phương án phòng chống và ứng phó dịch bệnh.
Câu trả lời là có! Bệnh đậu mùa khỉ được xem là một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan qua nhiều hình thức khác nhau. Khi biết được bệnh lây qua đường nào sẽ giúp mọi người có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. (2)
Cụ thể, có 3 con đường lây lan chính của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Lây từ người sang người, lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và lây do tiếp xúc với các vật có chứa virus bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với các vết thương, các nốt phát ban trên bề mặt da hoặc niêm mạc (mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục, hậu môn, trực tràng,…) của người bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trên cơ thể người đang mắc bệnh (máu, nước bọt, tinh dịch). Các trường hợp dễ lây từ người sang người có thể kể đến như đứng nói chuyện với người bệnh ở khoảng cách gần nhưng không có khẩu trang, sống trong cùng một gia đình với người bệnh nhưng không có sự cách ly ở phòng riêng, quan hệ tình dục với người bệnh,…
Đặc biệt lưu ý, phụ nữ mang thai bị nhiễm đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai.
Thông qua các dữ liệu bệnh ghi nhận, chưa thể kết luận được một người bị nhiễm đậu mùa khỉ không có triệu chứng thì có thể lây bệnh cho người khác hay không. Do đó, với câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào hay đậu mùa khỉ lây qua đường gì, có thể xác định virus gây bệnh có thể truyền từ người sang người nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu để xác định về hình thức lây nhiễm.
Các loài gặm nhấm ở châu Phi như chuột cống, họ chuột sóc, sóc,… bị nghi ngờ là nguồn chính gây bệnh đậu mùa ở khỉ trong tự nhiên. Ngoài ra, các động vật khác như khỉ cũng có thể nhiễm bệnh. Và động vật nhiễm bệnh hoàn toàn có thể lây sang người. (2)
Động vật nhiễm bệnh có thể lây virus cho người hoặc động vật khác thông qua vết cắn hoặc vết xước trên da. Hơn nữa, con người cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu chế biến hoặc ăn thịt chưa nấu chín của động vật bị nhiễm bệnh.
Một trường hợp khác cũng làm tăng nguy cơ mắc đậu mùa khỉ chính là khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Khi bạn tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh, các đồ vật có chứa virus gây bệnh, thì nguy cơ nhiễm bệnh là có thể xảy ra.
Vì vậy, khi lỡ tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng đồ dùng của người mắc bệnh như quần áo, chăn ga gối đệm, khăn tắm, dao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng,… thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ em, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém, người suy giảm hệ miễn dịch, người đang mắc bệnh, người đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch… là những đối tượng dễ bị virus đậu mùa khỉ “tấn công” hơn so với các đối tượng khác.
Ngoài ra, những người thường xuyên ăn sống, ăn thịt động vật không rõ nguồn gốc cũng có nguy cơ mắc bệnh do ăn phải động vật có chứa virus nhiễm bệnh. (4)
Chưa có vaccine dành riêng cho bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng điều này không có nghĩa là bệnh không thể phòng ngừa được. Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa thông thường cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh lên đến hơn 85%.
Ngoài ra, việc biết đậu mùa khỉ lây qua đường nào cũng sẽ giúp bạn biết được cần làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Theo đó, nên:
Qua các thông tin bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào được chia sẻ phía trên, nếu bạn có biểu hiện mắc bệnh và nghi ngờ mình tiếp xúc với người bệnh, thì cần lập tức:
Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu nghi ngờ mình nhiễm bệnh vì bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và hầu hết mọi người có thể tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị.
Xem thêm: Một số cách điều trị đậu mùa khỉ
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng với những thông tin cơ bản được tổng hợp nói trên, đặc biệt là giải đáp cho câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, bạn sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả.