Viêm tuyến giáp là bệnh phổ biến bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh, đặc biệt từ 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh viêm tuyến giáp gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Vậy viêm tuyến giáp có chữa khỏi không? Người bệnh cần lưu ý những điều gì?
ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị viêm cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và làm thay đổi chức năng của tuyến giáp. Viêm tuyến giáp có thể làm tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormon hoặc quá ít hormon, ảnh hưởng lên chuyển hoá của cơ thể. (1)
Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình con bướm nằm ở phía trước cổ dưới da. Tuyến giáp thuộc một phần của hệ thống nội tiết. Tuyến này kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể bằng cách sản xuất và giải phóng một số hormone nhất định. Viêm tuyến giáp có thể do cơ chế tự miễn, viêm giáp bán cấp được thúc đẩy sau một đợt nhiễm siêu vi, viêm giáp do vi trùng hiếm gặp hơn. Ngoài ra, còn có viêm giáp sau chấn thương, viêm giáp sau xạ hay viêm giáp do thuốc.
Hầu hết viêm tuyến giáp có 3 giai đoạn: (2)
Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và thời gian kéo dài của bệnh mà viêm tuyến giáp có nhiều các phân loại khác nhau. Dựa vào tính chất đau người ta phân ra làm 2 nhóm viêm tuyến giáp đó là viêm tuyến giáp có đau và viêm tuyến giáp không đau. Dựa vào thời gian bệnh người ta có thể chia ra làm 3 loại: viêm tuyến giáp cấp tính, bán cấp và mạn tính.
Viêm tuyến giáp cấp tính là tình trạng vi trùng sinh mủ làm tuyến giáp viêm cấp tính. Đây là loại viêm ở tuyến giáp tương đối hiếm gặp và thường do vi khuẩn hoặc sinh vật truyền nhiễm gây ra.
Viêm tuyến giáp u hạt bán cấp gọi là viêm giáp de Quervain. Tình trạng này gây đau, nhiều khả năng do virus gây ra, thường thứ phát sau khi bị cúm, quai bị, sởi.
Viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp không làm đau, còn gọi là viêm tuyến giáp yên lặng. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng phổ biến ở nữ giới hơn. Ở phụ nữ sau sinh, nếu tuyến giáp bị viêm mà không có triệu chứng đau xuất hiện được gọi là viêm giáp sau sinh.
Với tình trạng này, chức năng tuyến giáp của người bệnh sẽ ổn định lại sau 12 – 18 tháng tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh dẫn đến biến chứng suy giáp và phải điều trị lâu dài.
Có. bệnh có thể điều trị khỏi tùy loại viêm giáp, trừ viêm tuyến giáp Hashimoto thường không trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị bằng cách thay thế hormone tuyến giáp suốt đời nếu có suy giáp.
Những người bị viêm tuyến giáp bán cấp thường có các triệu chứng trong 1 – 3 tháng. Thời gian cơ thể hồi phục hoàn toàn chức năng tuyến giáp có thể mất 12 – 18 tháng. Những người bệnh này có khoảng 5% khả năng phát triển chứng suy giáp vĩnh viễn.
Ngoài ra, thời gian người bệnh phục hồi chức năng tuyến giáp hoàn toàn sau sinh và viêm tuyến giáp thầm lặng cũng mất khoảng 12 – 18 tháng. Những người mắc bệnh này thì khả năng phát triển chứng suy giáp vĩnh viễn chiếm khoảng 20%.
Để điều trị bệnh viêm tuyến giáp bác sĩ cần chẩn đoán bệnh bằng cách khám lâm sàng người bệnh, hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh.
Nếu nghi ngờ người bệnh viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng các xét nghiệm bao gồm:
Việc điều trị viêm tuyến giáp tùy thuộc vào loại và các triệu chứng bệnh, bao gồm:
Nếu người bệnh đang trong giai đoạn nhiễm độc giáp, bác sĩ kê đơn thuốc để giảm nhịp tim nhanh và run. Khi các triệu chứng được cải thiện, bác sĩ sẽ giảm liều thuốc vì giai đoạn nhiễm độc giáp chỉ tạm thời. Thuốc kháng giáp chưa có chỉ định rõ ràng trong giai đoạn này, hầu hết các bác sĩ chỉ sử dụng thuốc để giảm triệu chứng.
Nếu người bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có suy giáp, bác sĩ kê đơn thuốc thay thế hormone tuyến giáp như levothyroxine. Người bệnh sẽ dùng thuốc này trong suốt quãng đời còn lại vì chứng suy giáp do viêm tuyến giáp hashimoto thường vĩnh viễn.
Trường hợp người bệnh bị viêm tuyến giáp bán cấp hoặc viêm tuyến giáp sau sinh và có các triệu chứng suy giáp, bác sĩ sẽ thay thế hormone tuyến giáp bằng thuốc trong khoảng 6 – 12 tháng. Sau đó, người bệnh được giảm dần thuốc để xem tình trạng sức khỏe có bị suy giáp vĩnh viễn hay không. Nếu suy giáp nhẹ và có ít triệu chứng, bác sĩ sẽ không cần kê thêm thuốc cho người bệnh.
Nếu người bệnh bị viêm tuyến giáp nhiễm trùng cấp tính và viêm tuyến giáp bán cấp, có triệu chứng đau vùng cổ nhiều thường được kê đơn điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen. Trong một số trường hợp, cơn đau của người bệnh càng trở nên nghiêm trọng và cần điều trị bằng steroid. Ngoài ra, với viêm tuyến giáp riedel ngoài việc điều trị với corticoid liều cao trong thời gian viêm giáp hoạt động, phẫu thuật cũng được đặt ra nếu bệnh nhân có biểu hiện chèn ép.
Hầu hết, các trường hợp viêm tuyến giáp không thể phòng ngừa. Khi người bệnh bị viêm tuyến giáp hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hội tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại liên tục được cập nhật trên thế giới giúp quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không? Người bệnh mắc viêm tuyến giáp thường căng thẳng nhưng tin tốt là bệnh này có khả năng cao điều trị được. Qua bài viết này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân, gặp bác sĩ để được thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh.