Viêm dạ dày cấp là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, giới tính và độ tuổi. Triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, nếu tình trạng viêm không được chẩn đoán, điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc bao tử bị viêm hoặc kích ứng đột ngột, gây đau dữ dội và dai dẳng. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan đã kích hoạt phản ứng miễn dịch, thu hút các tế bào bạch cầu đến vị trí tổn thương, gây viêm. Mức độ nghiêm trọng càng cao, viêm dạ dày cấp tính càng có nguy cơ sẽ tiến triển thành tình trạng ăn mòn, tạo nên vết loét cùng những vùng xuất huyết nhỏ bên trong niêm mạc.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trung niên và người già. Viêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương, vi khuẩn, virus xâm nhập, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống…(1)
Một số trường hợp viêm dạ dày cấp không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu phổ biến sau:
Bệnh viêm dạ dày cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình phải kể đến như:
Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm bao tử cấp, cụ thể chiếm đến ⅔ dân số thế giới. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm… khác cũng là tác nhân nhưng không chiếm tỉ lệ cao.
Đây là một sự cố của hệ thống miễn dịch, gây ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, phản ứng này sẽ khiến hàng rào bảo vệ bao tử bị bào mòn. Theo đó, viêm dạ dày cấp do rối loạn hệ miễn dịch thường xảy ra phổ biến ở những người mắc tiểu đường loại 1, bệnh Hashimoto, cơ thể thiếu hụt Vitamin B12…
Các dị dạng hiếm gặp của mạch máu hay biến chứng từ suy tim mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến dạ dày. Trong một số trường hợp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao tử cấp tính.
Khi lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, tình trạng viêm có thể xảy ra. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:
Tình trạng dị ứng thực phẩm trong bao tử sẽ khiến cho lượng bạch cầu tăng cao, gây kích ứng, tổn thương niêm mạc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày cấp.(2)
Viêm bao tử cấp có thể là biến chứng của bệnh u hạt. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn thương dạ dày.
Viêm bao tử cấp có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, giới tính… Tuy nhiên những người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ có xu hướng dễ mắc phải hơn, bao gồm:
Đối với tình trạng viêm dạ dày cấp, trước tiên, bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, mức độ cơn đau, tiền sử bệnh… để tìm hiểu chi tiết. Sau đó các phương pháp chẩn đoán sẽ được tiến hành thực hiện nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:
Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, bệnh còn làm tăng nguy cơ gây ung thư bao tử, đặc biệt là khi lớp niêm mạc bị mỏng.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm bao tử cấp khác nhau.
Cụ thể bao gồm:
Thuốc điều trị viêm dạ dày cấp bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn. Thông thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, bao gồm:
Thuốc kháng sinh có thể sử dụng cùng lúc với thuốc kháng Axit, kháng H2, thuốc ức chế bơm Proton. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 – 28 ngày. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về việc dùng thuốc để hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn.(3)
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách lành mạnh, cân bằng cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng viêm dạ dày cấp. Một số giải pháp hữu ích như:
Để giảm bớt các triệu chứng của viêm dạ dày cấp, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày:
Thời gian kéo dài của bệnh viêm dạ dày cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian bắt đầu điều trị và liệu pháp điều trị. Thông thường, các triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm từ vài ngày đến vài tuần nếu tình trạng chưa tiến triển đến mức nghiêm trọng.(4)
Viêm dạ dày cấp có khả năng lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori. Các cách lây truyền phổ biến gồm:
Trường hợp tiếp xúc với nước bọt của người bệnh vẫn chưa được chứng minh là một con đường lây truyền. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc tự bảo vệ bản thân vẫn rất cần thiết.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng viêm dạ dày cấp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.