U tuyến tùng là bệnh hiếm gặp nhưng không nên chủ quan vì trẻ em và người lớn dưới 40 tuổi vẫn có thể gặp phải. Vậy u tuyến tùng là gì? U tuyến tùng có nguy hiểm không? Hay nguyên nhân u tuyến tùng trong não ra sao?
U tuyến tùng là một trong những thuật ngữ y khoa nhận được lượt tìm kiếm tăng cao trong thời gian gần đây. Các thắc mắc thường gặp bao gồm: u tuyến tùng là gì, u tuyến tùng có nguy hiểm không, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chẩn đoán u tuyến tùng trong não ra sao… Sự xuất hiện của khối u ở vùng tuyến tùng tương đối hiếm gặp nên có thể gây khó khăn hay nhầm lẫn trong chẩn đoán. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn tham khảo những thông tin cơ bản trong bài viết sau đây.
Hiện nay, có thể nhiều người vẫn còn cảm thấy xa lạ khi nghe nhắc đến “tuyến tùng”. Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ trong hộp sọ, nằm ở vị trí gần trung tâm não, có chức năng điều chỉnh nhịp sinh học (chu kỳ thức – ngủ) cho cơ thể. Với vị trí nằm sâu trong nhu mô của não bộ, xung quanh là rất nhiều mạch máu nên việc phẫu thuật tiếp cận vùng tuyến tùng luôn là thách thức lớn đối với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Khối u tuyến tùng xuất hiện ở vùng tuyến tùng, bao gồm u các thành phần và u của tuyến tùng. Khối u này có khả năng cao sẽ chèn ép não thất III, chèn ép cống não và gây ra tình trạng não úng thủy. Chưa dừng lại, khối u ở vùng tuyến tùng còn gây chèn ép tiểu não, cuống não trên và chèn ép hố sau,… gây ra rất nhiều tình trạng rối loạn.
Theo nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới, khối u vùng tuyến tùng khá hiếm gặp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ người mắc phải chỉ khoảng 0,4 – 1% ở người trưởng thành và 3 – 8% ở trẻ em tại Châu Mỹ, Châu Âu (u trong não). Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở Châu Á với tỉ lệ 3 – 9% (u trong sọ). (1)
Các khối u tại vùng tuyến tùng không phải lúc nào cũng được chẩn đoán là ung thư. Tuy nhiên, ngay cả khi lành tính thì khối u tuyến tùng vẫn gây ra nhiều vấn đề trong quá trình phát triển: chèn ép lên các phần khác của não bộ, tắc nghẽn lưu thông của dịch não tủy, làm tăng áp lực nội sọ.
U tuyến tùng bao gồm các loại thường gặp sau:
U tế bào mầm là nhóm các khối u nguyên phát trong sọ não và tương đối hiếm gặp. Loại u tế bào này thường phát triển ở trẻ từ 10 đến 12 tuổi. U tế bào mầm thường gặp chủ yếu ở vùng tuyến tùng và vùng trên hố yên.
Khối u nhu mô vùng tuyến tùng gồm nhóm các khối u từ tương đối lành tính đến ác tính cao. Đây là cấp độ II hoặc III (cấp độ trung cấp) và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì thuộc cấp độ trung cấp nên các khối u này vẫn có nguy cơ tái phát sau khi được loại bỏ.
Khối u nhú vùng tuyến tùng (PTPR) chỉ xuất hiện ở vùng tuyến tùng và xảy ra phổ biến nhất ở người trưởng thành. Đau đầu trong thời gian ngắn là triệu chứng phổ biến của khối u vùng tuyến tùng dạng nhú. Các khối u nhú của vùng tuyến tùng tái phát tại chỗ một cách thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng di căn cột sống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp chúng vào loại II hoặc III.
U nguyên bào tuyến tùng là một loại ung thư bắt đầu từ tuyến tùng. Các tế bào này phát triển nhanh chóng và có thể xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh của cơ thể.
U nguyên bào hoàn toàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ nhỏ. U nguyên bào có thể gây đau đầu, buồn ngủ và thay đổi cách mắt di chuyển trở nên bất bình thường hơn.
U nguyên bào tại tuyến tùng có thể rất khó điều trị. Chúng có thể lây lan trong não và vào dịch não tủy. Việc phẫu thuật để loại bỏ khối u này là phương pháp điều trị cần thiết.
Đây chính là sự kết hợp của các loại tế bào phát triển chậm và phát triển nhanh. Các tế bào ở cấp I có độ phát triển chậm nhất và tế bào ở cấp IV có độ phát triển nhanh nhất.
Hiện khoa học chưa có câu trả lời chính xác về những nguyên nhân hình thành khối u vùng tuyến tùng trong não. Tuy nhiên, việc xuất hiện khối u trong não có thể do các tác động của những yếu tố nguy cơ như: (2)
Sự tắc nghẽn các ống bài tiết của tuyến sau quá trình chấn thương sọ não
Hoặc nguyên nhân hình thành khối u này cũng có thể đến từ các yếu tố bẩm sinh khác.
Ngoài ra, bộ gen của cơ thể mỗi người và tác động của môi trường cũng là tác nhân gây nên sự hình thành khối u tuyến tùng. Ở một số trường hợp, việc tiếp xúc với những bức xạ hoặc các vấn đề khác xảy ra trong gen cũng có thể hình thành nên khối u vùng tuyến tùng.
Áp lực trong sọ tăng lên bất thường chính là báo hiệu có sự xuất hiện của khối u gây tắc nghẽn lưu thông dòng chảy của nước não tủy. Bệnh u vùng tuyến tùng khởi phát âm thầm nên đôi khi chỉ gây nên các tình trạng não úng thủy khá đơn thuần và rất dễ nhầm với bệnh lý não úng thủy khác thường gặp. (3)
Để nhận biết việc tăng áp lực nội sọ, bạn đừng chủ quan bỏ qua các triệu chứng sau: đau đầu, buồn nôn, ói mửa, rối loạn nhịp thở. Những triệu chứng này rất thường gặp ở các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,… do đó có thể gây nhầm lẫn. Người bệnh nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe một cách nhanh chóng, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Một triệu chứng khác của u tuyến tùng có thể nhận biết chính là nhìn mờ, khó ngước mắt lên trên, mất tập trung 2 nhãn cầu (dấu hiệu Parinaud). Người bệnh sẽ có dấu hiệu khó tập trung, rối loạn tâm thần, tính cách, mất dần khả năng phối hợp động tác và rối loạn nội tiết do khối u phát triển chèn ép xung quanh vùng tuyến tùng.
Đau đầu mạn tính cũng là triệu chứng của việc vùng tuyến tùng đã hình thành khối u. Nếu như khối u này ở thể ác tính, phát triển nhanh, bệnh nhân sẽ xuất hiện biểu hiện lâm sàng cấp tính cũng như suy giảm tri giác hoặc hôn mê.
Triệu chứng đau sau gáy, đau lưng cũng là biểu hiện của việc khối u ác tính này theo nước não tủy di chuyển xuống tủy sống. Nếu khối u vùng tuyến tùng xâm lấn vào vùng dưới đồi, tuyến yên sẽ gây ra tình trạng đái tháo nhạt, tăng nồng độ HCG. Từ đó sẽ khiến bệnh nhân dậy thì sớm (trước 10 tuổi).
U tuyến tùng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ, vị trí của khối u. Thực tế cho thấy rằng khối u vùng tuyến tùng phần lớn là ác tính (chiếm đến 40%) nhưng đa số sẽ nhạy với phương pháp xạ trị. Trong khi đó, các khối u vùng tuyến tùng lành tính thì sẽ được điều trị khỏi bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.
Điều này cho thấy rằng bệnh lý u vùng tuyến tùng dù lành tính hay ác tính đều có hướng điều trị tích cực. Tuy nhiên, những ảnh hưởng xấu của khối u này đến não bộ là vấn đề nghiêm trọng. Thế nên, để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần chủ động thăm khám kịp thời để có hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình của bạn và bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể được kiểm tra thần kinh để kiểm tra phản xạ, chuyển động của mắt, chức năng vận động, cảm giác, sự phối hợp và thăng bằng. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể có khối u vùng tuyến tùng, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm, có thể bao gồm:
Nếu không phải là trường hợp khẩn cấp thì u vùng tuyến tùng sẽ không được bác sĩ chỉ định mổ ngay. Lúc này, người bệnh có thể được thực hiện quá trình thăm dò định lượng AFP, HCG, sinh thiết để có thể định vị và xác định bản chất của khối u tuyến tùng. Việc này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được đây là khối u lành tính hay ác tính.
Định lượng nồng độ AFP, HCG sẽ cho phép bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị (kết quả điều trị có hiệu quả thì nồng độ giảm dần và không hiệu quả nếu nồng độ không giảm hoặc tăng thêm). Định lượng này cũng có phép bác sĩ điều trị đánh giá được khả năng tái phát của khối u tuyến tùng.
Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh u tuyến tùng là chụp cắt cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan).
Có thể bạn chưa biết, hình ảnh trên CT-Scan có giá trị tốt trong chẩn đoán khối u vùng tuyến tùng. Khối u vùng tuyến tùng thường vôi hóa trong khối u và sẽ ngấm thuốc cản quang mạnh mẽ. Đồng thời, khối u sẽ chèn ép gây tắc nghẽn, giãn não thất.
Hình ảnh chụp MRI sẽ có giá trị trong việc chẩn đoán cũng như dự báo những thương tổn giải phẫu của u vùng tuyến tùng. Đồng thời, hình ảnh MRI còn đánh giá được kích thước, hình thái và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u.
Để có được hướng điều trị u vùng tuyến tùng chính xác, bệnh nhân cần làm sinh thiết để xác định bản chất và loại của khối u. (4)
Khối u này hình thành thường do kết quả của quá trình chấn thương, viêm nhiễm, bệnh lý về mạch máu, mất cân bằng của nội tiết tố. Chính vì vậy, khi mắc phải các vấn đề kể trên người bệnh cần đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u vùng tuyến tùng.
Bên cạnh các tác động liên quan đến các bệnh lý nói trên, khối u tuyến tùng có thể hình thành do bẩm sinh. Để có thể phòng ngừa khối u dạng này, bạn cần:
Nếu cần đặt lịch thăm khám về bệnh u vùng tuyến tùng hoặc các vấn đề khác về u não, bạn có thể liên hệ đến Khoa Ngoại thần kinh, Trung tâm Thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những thông tin cần biết về u tuyến tùng. Mặc dù bệnh thuộc danh sách những bệnh lý tương đối hiếm gặp nhưng mọi người cũng không nên quá chủ quan. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, hoặc chú ý đến những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh để kịp thời đến bệnh viện thăm khám và điều trị.