Trẻ bị viêm màng não có chữa được không? Ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Nguyễn Hoa
Dạo gần đây thời tiết nắng nóng nên em thường đưa con đi tập bơi mỗi tối, khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ. Tuy nhiên, cách đây 1 tuần, bé sốt cao, biếng ăn, quấy khóc nhiều. Tưởng là bệnh cảm thông thường nên em chỉ đến tiệm thuốc gần nhà mua thuốc cho bé uống. Tuy nhiên, triệu chứng của bé không cải thiện, thậm chí bé còn có biểu hiện nghe kém, đau nhức tai. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, bác sĩ bảo bé bị nhiễm trùng tai, đã xuất hiện biến chứng viêm màng não, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực. Bác sĩ cho em hỏi, trẻ bị viêm màng não có chữa được không? Ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ bị viêm màng não có chữa được không? Viêm màng não là một bệnh lý có diễn tiến nhanh chóng, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tử vong ở trẻ. Nhiều trường hợp sau khi được chữa khỏi, trẻ phải đối mặt với các hệ lụy nặng nề do bệnh gây ra.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Trẻ bị viêm màng não có chữa được không

Viêm màng não ở trẻ em là gì?

Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm lớp màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh có diễn tiến nhanh với tỷ lệ xuất hiện biến chứng và tử vong cao.

Các triệu chứng điển hình gồm đau đầu, sốt và cứng cổ. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn có một số triệu chứng đi kèm khác như ớn lạnh, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, thóp phồng, bú kém, biếng ăn, cáu kỉnh, lú lẫn, khó tập trung, co giật, phát ban, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn,…

Bệnh viêm màng não có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc do các vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, tiếp đến là vi khuẩn, hiếm khi bệnh gây ra bởi nấm hay ký sinh trùng.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não:

  • Trẻ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy có gần 70% trường hợp viêm màng não do vi khuẩn xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. (1)
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh như HIV, ung thư, từng được thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch,…
  • Trẻ bị chấn thương đầu, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
  • Trẻ mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng tai mãn tính hoặc viêm phổi do phế cầu khuẩn.
Virus là tác nhân gây viêm màng não phổ biến nhất
Virus là tác nhân gây viêm màng não phổ biến nhất.

Trẻ bị viêm màng não có chữa được không?

Bệnh viêm màng não có thể chữa khỏi khi được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên nguy cơ tử vong của bệnh vẫn cao, gần 10% trong 24 – 48 giờ kể từ khi bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện. Mặt khác, nhiều trường hợp mặc dù bệnh đã được chữa khỏi, bệnh nhân vẫn có thể đối mặt với nhiều di chứng nặng nề của bệnh như điếc, mù lòa, chậm phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ,…

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh,… bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm giúp ngăn ngừa bệnh gây biến chứng, trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, trong khoảng thời gian chờ kết quả xét nghiệm và xác định nguyên nhân gây bệnh, trẻ sẽ được điều trị bằng phương pháp kháng sinh sớm, truyền thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Các triệu chứng đi kèm như phù não, sốc, co giật, sốt, suy hô hấp, mất nước,… sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Điều này giúp hạn chế các tổn thương, ngăn chặn các biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Sau khi có xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị viêm màng não ở trẻ em phù hợp:

  • Viêm màng não do vi khuẩn: Trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị.
  • Viêm màng não do virus: Thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị, trừ các trường hợp bệnh xuất hiện biến chứng liên quan đến vi khuẩn. Viêm màng não có thể tự khỏi sau vài tuần khi được chăm sóc hỗ trợ đúng cách. Thuốc kháng virus có thể được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp nghiêm trọng.
  • Viêm màng não do nấm: Cryptococcus là loại nấm gây viêm màng não thường gặp. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp tiêm Amphotericin B qua đường tĩnh mạch kết hợp với một số loại thuốc khác như Flucytosin, Fluconazol. Bên cạnh đó, phương pháp chọc hút dịch não tủy có thể được thực hiện để giảm áp lực nội sọ cho trẻ.
  • Viêm màng não do ký sinh trùng: Sau khi xác định được loại ký sinh trùng gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc diệt ký sinh trùng phù hợp nhất.

Lưu ý, trẻ bị viêm màng não cần nhập viện để được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các bất thường để được can thiệp kịp thời, phòng ngừa rủi ro.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế
Bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ viêm màng não.

Khoa Nhi – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những chuyên khoa mũi nhọn được trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại, tân tiến. Đây còn là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của cả Nội nhi và Ngoại nhi. Vì vậy, khi trẻ có bất thường về sức khỏe, nghi ngờ bị viêm màng não, Khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh sẽ là một địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy. Bên cạnh việc khám chữa bệnh, phụ huynh sẽ được các chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc đúng cách, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.

Để được tư vấn và thăm khám với các chuyên gia hàng đầu tại khoa Nhi, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, các cặp đôi vui lòng liên hệ đến:

Trẻ bị viêm màng não có chữa được không? Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi này. Thời điểm phát hiện bệnh được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu của viêm màng não như đau đầu đột ngột, cứng cổ, sốt cao không giảm, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ ngay lập tức.

Đánh giá bài viết:

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY




ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM