Thuốc tê giúp người bệnh giảm hoặc mất cảm giác đau khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Mỗi loại thuốc tê sẽ có những nồng độ khác nhau.Vậy thuốc tê là gì? Cơ chế tác dụng và những lưu ý cần biết về thuốc tê là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này!
Thuốc tê là thuốc có tác dụng gây tê vùng dẫn truyền thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giác trên một vùng nhất định của cơ thể. Thuốc gây tê không ảnh hưởng đến ý thức của bệnh nhân, nhưng có thể ức chế khả năng vận động tạm thời của vùng được gây tê.
Gây tê làm mất cảm giác cục bộ tại một vùng nhỏ trên cơ thể, người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thường được dùng trong các thủ thuật nhỏ. (1)
Gây tê vùng giúp làm mất cảm giác đau ở một phần cơ thể như: tay, chân hoặc bụng, ngực. Người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật, hoặc có thể được tiền mê nhẹ với thuốc an thần để giảm cảm giác lo lắng. Một vài ví dụ: gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh con hoặc khi mổ lấy thai, gây tê tủy sống để phẫu thuật khớp háng hoặc khớp gối, hay gây tê đám rối thần kinh cánh tay để phẫu thuật bàn tay. (2)
Gây tê ngoài màng cứng tiêm thuốc tê hoặc steroid vào khoang ngoài màng cứng xung quanh các dây thần kinh cột sống để giúp giảm đau hoặc giảm cảm giác hoàn toàn (gây tê) cho một vùng trên cơ thể.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: gây các dấu hiệu kích thích bồn chồn, lo âu, run cơ, cơn co giật, mất định hướng. Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ gây nhược cơ, liệt hô hấp, làm giãn cơ trơn do tác dụng liệt hạch, ảnh hưởng trực tiếp trên cơ trơn.
Tác dụng trên tim – mạch: thuốc tê làm giảm tính kích thích, giảm dẫn truyền, giảm lực co bóp của cơ tim gây loạn nhịp tim. Phần lớn thuốc gây tê sẽ gây giãn mạch, hạ huyết áp (trừ cocain).
Thuốc tê là thuốc có tác dụng gây tê bộ phận nhỏ trên cơ thể nhờ ức chế dẫn truyền thần kinh ngoại biên đến não giúp làm mất cảm giác đau nhưng không mất ý thức, thời gian tác dụng của thuốc thường ngắn trong khoảng vài giờ.
Thuốc tê được sử dụng trong những ca phẫu thuật nhỏ như: nha khoa, thẩm mỹ… Thuốc gây tê được phân loại dựa theo 2 cách: phân loại theo cấu trúc, phân loại theo đường dùng.
Thuốc mê là các loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn cơn đau khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Các loại gây mê khác nhau hoạt động theo cách khác nhau. Một số loại thuốc gây mê làm tê liệt một số bộ phận của cơ thể, trong khi những loại thuốc khác làm tê liệt não để gây ngủ nhằm thực hiện các thủ thuật phẫu thuật ở đầu, ngực hoặc bụng. (3)
Thuốc mê là thuốc ức chế hồi phục thần kinh, làm mất toàn bộ nhận thức, mất cảm giác đau, ức chế phản xạ nội tạng, giãn cơ trong toàn bộ cơ thể.
Thuốc mê được sử dụng trong trường hợp các ca phẫu thuật lớn, thời gian dài như: mổ ung thư vú, ung thư đầu mặt cổ, cơ xương khớp… Thuốc gây mê được phân loại theo 2 đường dùng: thuốc mê đường hô hấp, thuốc mê đường tĩnh mạch.
Thuốc gây tê thường được sử dụng khi gây tê cục bộ: gây tê một vùng nhỏ trên cơ thể, người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thường được dùng trong các thủ thuật khu trú cục bộ.
Thuốc gây mê thường được sử dụng khi gây mê toàn thân: người bệnh hoàn toàn mất ý thức, thường được dùng cho các ca phẫu thuật lớn.
Đa số các thuốc gây tê bề mặt là dầu, không tan trong nước để thấm qua da, màng niêm mạc. Thuốc gây cảm giác tê không sâu nhưng có tác dụng kéo dài. Thuốc thường được dùng dưới dạng bào chế như: thuốc xịt hoặc thuốc bôi, thuốc mỡ, gel, kem. Một số loại thuốc tê bề mặt như: benzocaine, ethyl chloride…
Thuốc tê được tiêm vào mô bên dưới của vùng cần gây tê, thuốc sẽ khuếch tán sâu, ngăn dẫn truyền thần kinh tại các nhánh thần kinh tận cùng của vùng được tiêm. Thuốc gây tê đường tiêm được sử dụng trong các trường hợp như gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống. Một số loại thuốc tê đường tiêm như: procain, lidocain…
Khi sử dụng thuốc tê, người bệnh cần biết tiêu chuẩn lựa chọn thuốc gây tê tốt, các tác dụng phụ đi kèm, khuyến cáo sử dụng thuốc tê để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Tiêu chuẩn thuốc tê tốt cần tránh tác dụng phụ, biến chứng xảy ra. Tiêu chuẩn thuốc tê bao gồm:
Quá mẫn với thuốc tê nhóm amid; người bệnh có hội chứng Adams – Stokes hoặc có block xoang nhĩ nặng, block nhĩ thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc block trong thất (khi không có thiết bị tạo nhịp); rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Trước khi được sử dụng thuốc tê, cần nói với bác sĩ về tình trạng bệnh như:
Người bệnh sẽ được gây tê ngay trước khi thực hiện thủ thuật, thường chỉ mất vài phút. Hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bắt đầu cảm thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ có thể cân nhắc dùng liều cao hơn.
Thuốc gây tê thường hết trong vòng một giờ, nhưng người bệnh sẽ cảm thấy hơi tê kéo dài trong vài giờ. Khi cảm giác tê biến mất sẽ chuyển sang ngứa ran hoặc một số tình trạng xảy ra co giật.
Thuốc gây tê tương đối an toàn, thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều hoặc sử dụng thuốc tê đường tiêm thay vì bôi bề mặt, người bệnh có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ như: ù tai, tê liệt, co giật, chóng mặt…
Một số trường hợp hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng liều cao, thuốc gây tê có thể gây ra: co giật, khó thở, huyết áp thấp, nhịp tim chậm.
Bài viết liên quan: 9 tác dụng phụ của thuốc tê và các biện pháp giảm thiểu
Có thể dùng thuốc tê tại nhà dạng thuốc không cần kê toa nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thuốc gây tê cục bộ thường được bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có chứa chất gây tê cục bộ nhẹ cũng được bán theo toa hoặc không kê toa ở các hiệu thuốc.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thuốc gây tê cục bộ có thể được dùng dưới dạng thuốc tiêm, kem, gel, thuốc xịt hoặc thuốc mỡ.
Các công dụng chính của thuốc gây tê cục bộ được sử dụng như: điều trị đau, các tình trạng hơi đau như: loét miệng, viêm họng, đôi khi có thể được điều trị bằng gel, thuốc xịt không kê đơn có chứa chất gây tê cục bộ.
Tiêm thuốc gây tê cục bộ, thuốc steroid để điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đau khớp kéo dài.
Thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng để giảm đau do các tình trạng như: cháy nắng hoặc bỏng nhẹ khác, côn trùng cắn hoặc đốt, vết cắt, vết trầy xước nhỏ.
Đa số các loại thuốc gây tê tại chỗ đều có sẵn mà không cần bác sĩ kê toa. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc tê tại chỗ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng, liều lượng thích hợp với tình trạng bệnh.
Thuốc gây tê có rất nhiều loại với liều lượng khác nhau nên tùy thuộc vào thuốc, tính chất cuộc phẫu thuật mà thời gian gây tê sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau. Các phương pháp gây tê và thời gian tác dụng tương ứng, bao gồm:
Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có phương pháp gây mê cân bằng, gây tê vùng được chuyên gia ứng dụng trên từng bệnh nhân cụ thể để đem lại hiệu quả cao cho từng ca phẫu thuật. Với đội ngũ trang thiết bị cao cấp, các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc gây mê hồi sức sẽ giúp người bệnh phẫu thuật không đau, an toàn, hồi phục tốt.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Việc gây tê có vai trò quan trọng trong việc giảm đau khi thực hiện các ca phẫu thuật. Tùy vào tính chất cuộc phẫu thuật mà thời gian gây tê sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của mọi người về thuốc tê là gì, cơ chế tác dụng và những điều lưu ý của thuốc tê.