Trong những năm gần đây, số lượng trẻ bị còi xương ngày càng tăng cao, chiếm trên 50% tổng số trẻ đến khám tại các bệnh viện. Còi xương góp phần làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ ở trẻ. Việc phát hiện sớm và thực hiện thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bệnh sớm được chữa khỏi, trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tình trạng còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra chủ yếu do sự thiếu hụt vitamin D, từ đó, khiến cơ thể khó hấp thụ, chuyển hóa canxi và phốt pho – hai chất quan trọng và cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương. Thông thường, vitamin D sẽ được cơ thể tổng hợp qua những thực phẩm chứa vitamin D hoặc tổng hợp qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, trẻ còi xương suy dinh dưỡng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường sẽ không có biểu hiện rõ. Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ cân nặng của trẻ, đồng thời, lập biểu đồ tăng trưởng, cân nặng để sớm phát hiện còi xương ở trẻ (nếu có). Trong trường hợp trẻ không tăng cân trong 2-3 tháng liên tiếp, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị phù hợp, đúng cách.
Xem thêm: Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?
Đối với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ vitamin D là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này, trẻ có đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển. Tuy nhiên, liều lượng vitamin D được cung cấp cho trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi khi thừa vitamin D trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như vôi hóa động mạch, sỏi thận,…
Ngoài việc chú ý đến hàm lượng vitamin D cung cấp cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với các thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm giúp cơ trẻ trẻ hấp thụ vitamin D nhanh chóng và hiệu quả hơn, gồm:
Để kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy hứng thú với những bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ, bố mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn hằng ngày của trẻ còi xương suy dinh dưỡng thông qua các món ăn dưới đây:
Cháo chim cút chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, protein, chất béo, vitamin B, sắt và kẽm nên đây là một trong những món ăn cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nguyên liệu: Gạo nếp (10g), gạo tẻ (20g), chim cút (1 con), đậu xanh (10g), vỏ quýt khô (30g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Ếch là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt, điển hình như protein, selen, vitamin B12, riboflavin, niacin, kali, sắt và kẽm. Vì vậy khi trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ dùng cháo ếch để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Nguyên liệu: Ếch (1 con), gạo tẻ (30g), cà rốt (30g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Gan gà chứa nhiều protein, vitamin và các khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất, tim mạch, não bộ và các chức năng thần kinh của trẻ như vitamin A, B12, sắt và kẽm.
Nguyên liệu: Gan gà (150g), phục linh (10g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Cháo tim heo có thành phần dinh dưỡng gồm chất béo, protein, vitamin B1, B2, C sắt, kẽm,… giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các loại rau, củ trong cháo còn giúp trẻ được bổ sung chất xơ có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Nguyên liệu: Tim heo (100g), hạt cau (½ quả), gạo nếp (50g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Cá lóc là nguồn cung cấp protein lý tưởng, với hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đặc biệt, cá lóc chứa nhiều EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Hơn nữa, loại các này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như kali, magie, kẽm, sắt, photpho, canxi, vitamin A, B12, D, E,… Vì vậy, cháo cá lóc sẽ là món ăn lý tưởng cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ sức khỏe cho tim mạch và não bộ.
Nguyên liệu: Gạo nếp (25g), gạo tẻ (25g), cá lóc (300g), gia vị.
Cách thực hiện:
Mẹ nên đa dạng thực đơn hàng ngày của trẻ nhằm giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn
Trứng được đánh giá là một món ăn bổ dưỡng cho trẻ với giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin A, B, D và nhiều dưỡng chất khác.
Nguyên liệu: Đậu xanh (20g), đậu đen (20g), trứng gà ta (1 quả), gạo nếp (20g), dầu olive.
Cách thực hiện:
Cháo ý dĩ là một món ăn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như carbohydrate, protein, chất béo. Do đó, bố mẹ có thể thêm món ăn này vào thực đơn hàng ngày của trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu: Ý dĩ (50g), hạt sen (50g), cơm trắng (30g), đường (10g).
Cách thực hiện:
Cháo thịt cóc là một trong những món ăn quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam với hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm protein, carbohydrate, chất béo, chất khoáng (sắt, canxi, magie, kẽm, photpho, kali,…).
Nguyên liệu: Thịt cóc (50g), bột gạo tẻ (50g), bột gạo nếp (20g), bột củ mài (20g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Củ mài là một loại rau củ không chỉ chứa nhiều vitamin C, K, folate, kali, magie và chất xơ mà còn chứa một số chất chống oxy hóa, chất chống viêm. Bên cạnh đó, cháo củ mài thường được kết hợp với một số nguyên liệu khác, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ.
Nguyên liệu: Bột củ mài (20g), gạo tẻ (50g), bột đậu đỏ (10g), lòng đỏ trứng gà luộc (1 quả), đường trắng (10g).
Cách thực hiện:
Tôm chứa một lượng lớn canxi, kẽm, photpho và các loại vitamin, axit amin thiết yếu cho sự phát triển của xương và giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Vì vậy, cháo tôm là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu: Tôm (150g), gạo (50g).
Cách thực hiện:
Chân cua là một lựa chọn lý tưởng cho trẻ bị còi xương bởi hàm lượng canxi dồi dào. Hơn nữa, khi được kết hợp với đậu xanh, hạt sen, hỗn hợp mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng nhanh chóng.
Nguyên liệu: Chân cua (300g), đậu xanh (50g), hạt sen (50g).
Cách thực hiện:
Thịt bò hầm rau củ được là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà bố mẹ nên biết, nhất là khi trẻ bước qua giai đoạn ăn dặm. Bên cạnh việc bổ sung nhiều sắt, đạm từ thịt bò, trẻ còn được bổ sung thêm một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ. Lưu ý, thịt bò nên được xay nhuyễn, không có gân và nấu thật mềm để trẻ dễ hấp thụ hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu: Phi lê bò/nạc bò (200g), khoai tây (100g), cà rốt (100g), hành tây (½ củ), tương cà, hạt điều, dầu ăn.
Cách thực hiện:
Thịt gà không chỉ loại thịt ít chứa chất béo và là nguồn cung cấp protein, khoáng chất tuyệt vời. Mặt khác, bí đỏ cũng là một thực phẩm chứa chứa nhiều protein, vitamin K, C, protein, kali,…Vì vậy, cháo thịt gà bí đỏ là một món ăn nên có trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Nguyên liệu: Thịt gà (50g), bí đỏ (50g), gạo tẻ (80g), dầu ăn.
Cách thực hiện:
Cháo táo tàu là một món ăn truyền thống, xuất phát từ Trung Quốc. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, carbohydrate, chất xơ, sắt, canxi, natri và kali, vitamin C, B6.
Nguyên liệu: Bột gạo (80g), táo tàu bỏ hạt (5 quả), đường trắng (20g), hà thủ ô (10g).
Cách thực hiện:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khóa Nhi, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Qua những chia sẻ về thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng, hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ là lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cho trẻ. Quá trình điều trị còi xương, suy dinh dưỡng sẽ mất một khoản thời gian dài vì vậy bố mẹ cần kiên trì đồng hành cùng trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.