Còi xương là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy như chậm phát triển, mất xương vĩnh viễn, dị tật xương,… Vậy còi xương là gì? Bệnh còi xương được điều trị như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Còi xương (Rickets) là một dạng rối loạn thường gặp ở trẻ em, khiến xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc Phospho trong cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh xảy ra do rối loạn di truyền khiến bệnh nhân gặp các vấn đề về chuyển hóa canxi, phospho trong cơ thể, từ đó, nồng độ phospho trong xương thấp, dẫn đến còi xương. (1)
Bệnh còi xương còn có thể xảy ra ở người trưởng thành, được gọi là nhuyễn xương (Osteomalacia). Đa số các trường hợp này xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Phần lớn các trường hợp còi xương xảy ra do cơ thể thiếu hụt vitamin D. Theo nghiên cứu, vitamin D, Canxi và Phospho là những thành phần chính tham gia vào quá trình hình thành xương. Trong đó, vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Phospho. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, hàm lượng Canxi, Phospho trong máu giảm, cơ thể có thể sẽ lấy những dưỡng chất này từ xương để phục vụ cho các hoạt động sống.
Đồng thời, lượng vitamin D thực tế được cung cấp cho cơ thể có đến 80% được lấy từ ánh nắng mặt trời và chỉ 20% lấy từ các thực phẩm hằng ngày (thịt, cá, trứng, sữa, dầu, đậu,…). Vì vậy, trẻ có thể bị còi xương do thiếu vitamin D nếu được bao bọc quá kỹ, không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. (2)
Bên cạnh vitamin D, việc thiếu hụt vitamin K2 – một loại vitamin có chức năng vận chuyển canxi tạo xương, vitamin D3 – một loại vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa xương hay các khoáng chất tham gia vào quá trình tạo xương như phospho, kẽm, magie,… sẽ khiến xương phát triển không bình thường, gây còi xương.
Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ có thể bị còi xương do gặp các vấn đề về tự tổng hợp và chuyển hóa Vitamin D, Canxi và Phospho thành xương như bệnh Celiac, viêm đường ruột, xơ nang, hay các bệnh lý về thận.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh còi xương là tình trạng xương bị mềm hóa, dễ bị nứt gãy (hiện tượng gãy xương cành tươi). Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây (3):
Bệnh còi xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Lúc này, hệ thống xương của trẻ đang phát triển và chưa ổn định nên trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hơn nữa, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu sinh sống ở những nơi thiếu ánh nắng, chế độ dinh dưỡng thiếu chất.
Bên cạnh các nguyên nhân gây còi xương được nhắc đến ở trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, gồm:
Thông thường, bên còi xương sẽ được chẩn đoán thông qua thăm khám sức khỏe lâm sàng. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và kiểm tra sự bất thường của xương như hộp sọ, ngực, chân tay,… Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm y khoa để kiểm tra mức độ biến dạng của xương và nồng độ vitamin D, canxi và phospho trong cơ thể bệnh nhân, gồm:
Phần lớn các trường hợp bị còi xương, bác sĩ sẽ tập trung vào bổ sung các dưỡng chất còn thiếu cho bệnh nhất là Vitamin D, Canxi và Phospho thông qua chế độ ăn hằng ngày và thuốc uống bổ sung. Đối với các trường hợp còi xương do rối loạn thận hay do di truyền, bác sĩ sẽ đặc biệt chú ý bổ sung các dưỡng chất còn thiếu với liều lượng phù hợp nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. (4)
Thông thường, bệnh nhân còi xương bắt đầu thấy hiệu quả sau khoảng 1 tuần điều trị, các biến dạng xương dần được cải thiện và có thể biến mất nếu được điều trị sớm và đúng cách.
Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chân vòng kiềng hoặc có bất kỳ biến dạng xương, cột sống nào, ngoài việc cân chỉnh hàm lượng vitamin D trong cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định nẹp hoặc phẫu thuật để định vị lại tư thế xương. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ có thể cần được chụp X-quang và xét nghiệm máu nhiều lần để theo dõi, đánh giá mức độ hồi phục và điều chỉnh hàm lượng vitamin D bổ sung phù hợp.
Bệnh còi xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau này như:
Để phòng tránh còi xương, bố mẹ cần chú ý đến việc bổ sung đủ canxi và vitamin D cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua các biện pháp sau (5):
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt của trẻ bị còi xương, bố mẹ nên lưu ý:
Khi trẻ bị còi xương, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D cung cấp trong bữa ăn của trẻ cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh việc bổ sung quá nhiều khiến trẻ bị dư thừa vitamin D dẫn đến các bệnh nguy hiểm như vôi hóa động mạch, sỏi thận,…
Sau đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ bị còi xương:
Trẻ bị còi xương thường sẽ biếng ăn hơn, vì vậy, bố mẹ nên đa dạng thực đơn để kích thích vị giác cho trẻ, trẻ ăn nhiều hơn.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ tới Khoa Nhi bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh còi xương. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh xảy ra do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chưa hợp lý. Do đó, bố mẹ nên chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ bị còi xương ở trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, loãng xương sau này.