Trong các loại tế bào gốc thì tế bào gốc phôi được đánh giá là một loại tế bào gốc có tiềm năng phát triển, biệt hóa vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, y học vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc thu thập và sử dụng tế bào gốc phôi trong nghiên cứu và điều trị bệnh.
Tế bào gốc phôi có khả năng tạo ra bất kỳ mô nào trong cơ thể người và tái tạo vô hạn trong điều kiện nuôi cấy. Tiềm năng sử dụng tế bào gốc phôi người trong nghiên cứu và ứng dụng rất lớn, song lại vấp phải sự tranh cãi về mặt đạo đức và không nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tế bào gốc là các tế bào có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt và thực hiện chức năng trong một mô cụ thể. Phân loại tế bào gốc gồm có tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, và tế bào gốc đa năng cảm ứng. Tế bào gốc phôi là những tế bào toàn năng, có khả năng tự làm mới bằng cách phân chia và phát triển thành ba lớp tế bào mầm của phôi sớm và thành các mô ngoài phôi như nhau thai. Tế bào gốc toàn năng là duy nhất vì chúng có tiềm năng phát triển lớn hơn so với các tế bào gốc khác.
Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử lưỡng bội, phân chia thành hai tế bào, sau đó mỗi tế bào này lại phân chia thành hai tế bào nữa và cứ thế cho đến vài ngày sau sẽ bắt đầu có phôi nang chứa từ 10–20 tế bào gốc phôi. Khoảng một tuần sau khi thụ tinh, các tế bào gốc phôi này có khả năng nhân lên và biệt hóa thành các tế bào cần thiết hình thành nên cơ thể người như tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan hoặc tế bào não. Vì khả năng này, các tế bào gốc phôi được gọi là tế bào đa năng.
Hiện nay các nghiên cứu ứng dụng ít tập trung vào tế bào gốc phôi do tính phức tạp về pháp lý cũng như tôn giáo. Do còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề đạo đức nên tế bào gốc phôi chỉ mới được nghiên cứu, chưa thể ứng dụng trong y học.
Một ưu điểm của tế bào gốc phôi khiến cho cho chúng trở thành “độc nhất vô nhị” chính là khả năng biến đổi thành mọi loại tế bào trong cơ thể hay còn gọi là tính vạn năng. Chỉ khoảng một tuần sau khi thụ tinh, các tế bào phôi dần dần mất đi tính toàn năng của chúng và dần dần trở thành các mô và cơ quan khác nhau. Vì vậy, muốn thu thập tế bào gốc phôi, cần thực hiện lấy mẫu ngay khi phôi phát triển từ 3-5 ngày và trễ nhất là 7 ngày.
Tế bào gốc phôi là tế bào có tính linh hoạt cao. Khi các mô hoặc cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, không thể phục hồi thì tế bào gốc sẽ đóng vai trò biệt hóa thành các tế bào mô và cơ quan này. Từ đó, tế bào gốc có thể hỗ trợ đổi mới và sửa chữa cấu trúc cho các cơ quan, bộ phận bị tổn thương trên cơ thể.
Đặc điểm của tế bào gốc phôi chính là chúng có thể tạo ra bất kỳ loại tế bào nào, điều mà tế bào gốc trưởng thành không làm được.
Trong phòng thí nghiệm, bằng cách sử dụng các tế bào gốc phôi của con người, có thể tạo ra các tế bào chuyên biệt như tế bào thần kinh hoặc tế bào tim. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể tiếp cận các tế bào người trưởng thành mà không cần lấy mô từ bệnh nhân. Các tế bào gốc phôi được tạo ra bằng phương pháp chuyển nhân tế bào sinh dưỡng có thể được sử dụng để nghiên cứu bệnh học trên từng cá thể. Ngoài ra, người ta còn sử dụng tế bào này để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hoặc phản ứng của tế bào với các loại thuốc mới. Những nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho việc cá nhân hóa trong điều trị.
Với khả năng biệt hóa thành các tế bào hình thành nên mô và các cơ quan trong cơ thể, tế bào gốc phôi được kỳ vọng có thể thay thế cho các bộ phận bị tổn thương, hư hỏng.
Hiện nay, việc sử dụng tế bào gốc phôi trong nghiên cứu về tế bào gốc vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Với tính toàn năng của tế bào gốc phôi, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc phôi nhằm cứu chữa cho những bệnh nhân dường như không còn hy vọng.
Tế bào gốc phôi toàn năng là hợp tử lưỡng bội và tồn tại trong những lần phân chia tiếp theo cho đến trước khi phát triển thành phôi ba lớp mầm. Vì vậy, “nguồn cung” của tế bào gốc phôi trong nghiên cứu lại chính là vấn đề gây cản trở và tranh luận. Theo đó, có 3 nguồn chính để lấy tế bào gốc từ phôi thai, bao gồm:
Các nguồn trên đều liên quan đến vấn đề đạo đức, nhận được sự phản đối của rất nhiều người. Những lo ngại về mặt đạo đức xung quanh việc sử dụng tế bào gốc phôi người là do câu hỏi cuộc sống của con người chính thức bắt đầu từ khi nào. Bởi một số quan điểm cho rằng, cuộc đời của một con người được tính từ khi chúng ta còn là một phôi thai. Hay hiểu theo một cách khác thì phôi thai chính là một “con người tiềm năng”. Do đó, phá hủy phôi thai để lấy tế bào gốc phôi là một hình thức cắt đứt sự sống của con người.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng việc tạo ra một phôi thai với ý định phá hủy nó để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu còn tồi tệ hơn về mặt đạo đức so với việc tạo ra những phôi thai với mục đích liên quan đến vấn đề điều trị sinh sản.
Nhưng cũng có những quan điểm cho rằng, một phôi thai ban đầu chưa được cấy vào tử cung không có các đặc tính tâm lý, cảm xúc hoặc thể chất mà chúng ta liên tưởng đến việc trở thành một con người. Do đó, các phôi thai này không liên quan gì đến sự sống con người và vẫn có thể thực hiện lấy tế bào gốc phôi phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Hoa Kỳ đã phê chuẩn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu tế bào gốc nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
Trong trường hợp tế bào gốc được lấy từ phôi thai mới bị phá hủy hoặc thực hiện hành động tạo ra phôi thai người để nghiên cứu, cố gắng vô tính phôi thai người sẽ không được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu.
Chính sách này được xem như một giải pháp tạm thời cho những tranh cãi liên quan đến việc nghiên cứu tế bào gốc phôi. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, chưa có chính sách hay biện pháp nào được đề ra.
Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng nhiều nhất vẫn là tế bào gốc trưởng thành, thu thập từ máu cuống rốn hoặc mô cuống rốn của trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Các tế bào gốc này cũng được đánh giá cao do chưa tiếp xúc nhiều với môi trường, không chịu tác động hay ảnh hưởng và vẫn còn khả năng tăng sinh, biệt hóa. Việc lưu trữ tế bào gốc lấy từ máu và mô dây rốn của trẻ đang được Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai, đồng thời hướng tới nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý cho con người.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nhìn chung, tế bào gốc phôi – tế bào gốc toàn năng đã mở ra niềm hy vọng to lớn đối với y học. Nhưng việc có thể sử dụng tế bào gốc phôi hay không vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ trong bối cảnh các tranh cãi liên quan đến đạo đức khi sử dụng tế bào gốc phôi vẫn còn gây tranh cãi.