Tăng nhãn áp có nghĩa là áp lực bên trong mắt cao hơn bình thường dù không bị tổn thương dây thần kinh thị giác. Riêng Hoa Kỳ, ước tính có từ 3- 6 triệu người gặp phải tình trạng tăng nhãn áp và có nguy cơ tiến triển thành bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống). [1]
Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn – IOP) là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.
Áp suất mắt bình thường là từ 11 đến 21 mmHg (viết là mmHg). Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo huyết áp của bạn. Nếu áp lực đồng tử của bạn cao hơn 21 mmHg ở 1 hoặc cả 2 mắt trong hai hoặc nhiều lần khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt thì bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp 2 bên xảy ra ở cả 2 mắt. Tăng nhãn áp 1 bên có nghĩa là áp lực nội nhãn cao chỉ ở một mắt.
Tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống). Bệnh Glocom xảy ra khi áp lực trong mắt cao gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Những dây thần kinh này ở cả hai mắt nối trực tiếp với não và truyền tín hiệu điện tử giúp não hình dung hình ảnh. Nếu bạn bị bệnh Glocom mà không được điều trị, bạn có thể mất thị lực. [2]
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp bao gồm sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc có vấn đề với hệ thống thoát thủy dịch của mắt. Góc thoát thủy dịch nằm gần phía trước của mắt, nằm giữa mống mắt và giác mạc. Nếu góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng và áp lực. Những nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:
Những đối tượng nguy cơ bị tăng nhãn áp và phát triển bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống) bao gồm:
Những yếu tố nguy cơ khác cho tăng nhãn áp mắt/ Glocom bao gồm:
Tăng nhãn áp có thể không gây ra triệu chứng gì hoặc gây đau mắt, đau đầu dữ dội. Đây là lý do tại sao kiểm tra mắt định kỳ rất quan trọng. Bác sĩ Chuyên khoa Mắt sẽ cho biết áp lực bên trong mắt khi thực hiện các kiểm tra cần thiết.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau mắt khi di chuyển hoặc chạm vào mắt, có thể là dấu hiệu tăng nhãn áp cần được kiểm tra chi tiết. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể làm tăng áp lực trong mắt.
Những người bị tăng nhãn áp có thể có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh Glaucoma, nhưng không phải ai bị tăng nhãn áp sẽ tự động phát triển thành bệnh Glaucoma.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu bạn đọc các chữ cái trong phòng thông qua bảng đo thị lực. Mặt trước của mắt gồm giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thủy tinh thể được kiểm tra bằng kính hiển vi đặc biệt (đèn khe).
Trường hợp nghi ngờ tăng nhãn áp, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:
Thử nghiệm này đo độ dày giác mạc bằng đầu dò siêu âm để xác định độ chính xác của chỉ số nhãn áp của bạn. Giác mạc mỏng hơn có thể cho kết quả áp suất thấp sai, trong khi giác mạc dày có thể cho kết quả áp suất cao sai.
Thử nghiệm này đo áp lực bên trong mắt được thực hiện cho cả 2 mắt trong ít nhất 2 – 3 lần. Do nhãn áp thay đổi theo từng giờ nên có thể thực hiện các phép đo vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Sử dụng máy trường thị giác tự động. Thử nghiệm này được thực hiện để loại trừ bất kỳ khiếm khuyết trường thị giác xuất hiện do tăng nhãn áp. Việc kiểm tra có thể được lặp lại. Nếu nguy cơ tăng nhãn áp thấp, thử nghiệm chỉ thực hiện 1 lần/năm. Trường hợp nguy cơ cao bị tăng nhãn áp, thử nghiệm có thể được thực hiện thường xuyên sau 2 tháng.
Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng ánh sáng phản chiếu để tạo hình ảnh phía sau mắt. Được sử dụng để chẩn đoán các bệnh võng mạc liên quan đến tiểu đường và tăng nhãn áp.
Bạn nên thường xuyên đến tái khám theo chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt. Nếu bạn có cảm giác khó chịu hoặc đau mắt không bình thường, hoặc cảm giác khó chịu không biến mất, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện triệu chứng mới hoặc nhận thấy các triệu chứng đang tiến triển nặng hơn.
Điều trị tăng nhãn áp thường bắt đầu từ thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh có thể được kê nhiều hơn 1 loại thuốc nhỏ mắt.
Các thuốc nhỏ mắt kê theo toa gồm:
Laser và phẫu thuật thường không áp dụng để điều trị tăng nhãn áp, vì rủi ro liên quan đến các liệu pháp này cao hơn nguy cơ thực tế của tình trạng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể dung nạp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật bằng laser có thể là lựa chọn phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Chuyên khoa Mắt trước khi thực hiện.
Khám mắt thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát hiện sớm tăng nhãn áp và ngừa suy giảm thị lực. Nên khám mắt định kỳ:
Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Vì vậy, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử hoặc chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoài trời.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhãn áp khác giúp giảm nguy cơ tình trạng tiến triển. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt.
Ngoài ra, có thể bảo vệ đôi mắt bằng cách:
Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu Mỹ, cùng đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tăng nhãn áp nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng, phòng ngừa biến chứng. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và rủi ro. Do đó, khi thấy bản thân có các vấn đề về thị lực, hãy đến khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt để được tư vấn và chữa trị kịp thời.