Siêu âm thực quản có nội soi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, khắc phục được những hạn chế của siêu âm thông thường. Kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, trong đó có khối u tại thực quản.
Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực nội soi, vậy kỹ thuật siêu âm thực quản có nội soi là gì? Người bệnh khi nào cần thực hiện chỉ định này và cần lưu ý những gì?
Siêu âm thực quản kết hợp với nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, được thực hiện bằng cách sử dụng ống mềm nội soi có tích hợp đầu dò siêu âm với sóng âm thanh cao tần. Siêu âm nội soi thực quản có thể khắc phục hầu hết những hạn chế của siêu âm thông thường như: nhiễu ảnh, vướng khí,… Kỹ thuật này được đánh giá có độ an toàn cao, ít biến chứng, giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều bệnh lý tại đường tiêu hóa trên như trào ngược thực quản, khối u tại vùng thực quản,…
Siêu âm nội soi có nhiều khác biệt so với nội soi ống mềm thông thường. Ở kỹ thuật nội soi thông thường, các bác sĩ có thể quan sát được phần bề mặt của ống tiêu hóa nhưng không thể đánh giá được sự xâm lấn của các tổn thương ở dưới lớp biểu mô. Trong khi đó, siêu âm nội soi với đầu dò siêu âm được gắn vào đầu ống nội soi có thể tiếp cận và thăm khám bên trong lòng ống tiêu hóa.
Theo đó, siêu âm nội soi đường tiêu hóa trên giúp chẩn đoán những bất thường ở bên dưới lớp niêm mạc, bao gồm:
Ngoài ra, siêu âm nội soi đường tiêu hóa trên còn được thực hiện với mục đích:
Siêu âm kết hợp với nội soi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nhiều bệnh lý khác nhau ở vùng thực quản. Trong đó, điển hình là bệnh ung thư giai đoạn sớm và quá trình xâm lấn của khối u đến các lớp tại thực quản. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp bác sĩ phát hiện sự di căn hạch gần và hạch trung thất. So với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT Scanner, chụp MRI,… thì siêu âm nội soi có hiệu quả đánh giá bệnh lý vùng thực quản chính xác hơn. Ngoài ra, việc kết hợp chọc hút sinh thiết với siêu âm nội soi thực quản còn giúp bác sĩ đánh giá được sự liên quan của khối u với các hạch lân cận.(1)
Phần lớn mọi người đều có thể được chỉ định thực hiện siêu âm nội soi thực quản. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây có thể chống chỉ định thực hiện kỹ thuật này, bao gồm:
Trong đó, một số người thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định siêu âm nội soi thực quản tương đối vẫn có thể được thực hiện kỹ thuật này nếu cần. Tuy nhiên, trong quá trình siêu âm người bệnh cần phải tuân thủ đầy đủ những lưu ý từ bác sĩ.
Siêu âm nội soi đường tiêu hóa là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có xâm lấn. Hiện nay, siêu âm nội soi sẽ được hỗ trợ thực hiện bởi phương pháp gây mê, người bệnh không phải trải qua cảm giác khó chịu, sợ hãi như nội soi thông thường. Từ đó, quá trình siêu âm nội soi sẽ diễn ra nhanh chóng, ít xảy ra biến chứng.(2)
Sau khi người bệnh được gây mê hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi mỏng, nhỏ, mềm dẻo có tính linh hoạt cao vào miệng để đi vào thực quản. Đầu dò được gắn ở đầu ống nội soi sẽ bắt đầu tạo sóng âm thanh và phản ánh hình ảnh chính xác các vùng mô bao gồm cả mạch bạch huyết. Thông thường, thời gian thực hiện quá trình này sẽ từ 30 phút đến 90 phút tùy vào từng trường hợp. Sau khi đã hoàn thành quy trình siêu âm thực quản, ống nội soi sẽ được bác sĩ rút ra dần.
Đối với siêu âm nội soi thực quản có kèm sinh thiết, bác sĩ đưa thiết bị thứ 2 vào đường tiêu hóa của người bệnh. Thiết bị này có một kim y khoa rất mảnh để khi tiếp cận đến khối u hoặc vùng mô bất thường sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết. Quá trình siêu âm nội soi thực quản có kèm sinh thiết sẽ mất thời gian ít nhất từ 1 giờ đồng hồ.
Khi quá trình siêu âm kết thúc, người bệnh sẽ được theo dõi cho đến khi thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn, sau đó, bạn có thể ra về và ăn uống sinh hoạt bình thường. Sau quá trình siêu âm thực quản có nội soi, một số cảm giác khó chịu như đau cổ họng, khó phát âm hơn bình thường,… có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ tự khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi.
Kết quả của siêu âm nội soi thực quản thường sẽ có ngay trong ngày, nhưng siêu âm nội soi có sinh thiết sẽ mất nhiều thời gian hơn (từ 2 – 3 ngày, một số trường hợp đặc biệt sẽ mất từ 7 – 10 ngày).
Thuốc kháng sinh thường không được bác sĩ chỉ định sử dụng trước hoặc sau khi thực hiện siêu âm nội soi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu người bệnh thực hiện các thủ thuật siêu âm nội soi chuyên biệt, chẳng hạn như dẫn lưu chất lỏng tích tụ.
Siêu âm thực quản có nội soi sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ lây lan của tế bào ung thư. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá chính xác về vấn đề liệu các tế bào ung thư có lan rộng đến các tuyến bạch huyết lân cận hoặc các cấu trúc quan trọng gần đó không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định siêu âm nội soi thực quản kết hợp với sinh thiết bằng kim để có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị ung thư phù hợp nhất.
Vì trong quá trình siêu âm nội soi, người bệnh đã dùng thuốc gây mê nên sẽ không được phép lái xe sau đó, ngay cả khi bạn không cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, sau khi về nhà người bệnh cần được theo dõi thêm vì thuốc gây mê có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, phản xạ kém,… vì vậy, bạn cần có người thân chăm sóc cho đến khi cơ thể hoàn toàn phục hồi về trạng thái bình thường.
Siêu âm nội soi được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có độ an toàn cao; tuy nhiên, vẫn có một vài rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Siêu âm nội soi kết hợp sinh thiết thường có nguy cơ xảy ra rủi ro cao hơn siêu âm nội soi thông thường, trong đó thường gặp nhất là nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm,… tại vị trí lấy mẫu sinh thiết.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, sau khi siêu âm thực quản có nội soi người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: khó nuốt, nôn ói, chảy máu vùng lấy sinh thiết, đau cổ họng, rách thành thực quản, phản ứng của cơ thể với thuốc an thần (khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp,…)… Phần lớn rủi ro có thể kiểm soát tốt và bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình siêu âm thực quản trước khi thực hiện.
Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tuân thủ lưu ý của bác sĩ, thực hiện kỹ thuật siêu âm thực quản nói riêng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, bạn cần phải lắng nghe và thực hiện đầy đủ các yêu cầu từ bác sĩ để quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Người bệnh cần chọn siêu âm nội soi tiêu hóa tại bệnh viện có trang thiết bị siêu âm tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, để đạt hiệu quả chẩn đoán bệnh an toàn và chính xác nhất.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín được hàng trăm nghìn người bệnh tin cậy chọn thăm khám, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại bậc nhất cùng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, mang đến cho người bệnh dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa chất lượng cao.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa, bạn có thể liên hệ với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, siêu âm thực quản kết hợp nội soi sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý và tổn thương tại vùng thực quản. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân khi siêu âm nội soi thực quản, vì vậy sẽ không cảm thấy khó chịu, đau đớn trong suốt quá trình thực hiện. Nếu cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật siêu âm thực quản, bạn nên đến bệnh viện để gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.