Rối loạn mỡ máu là tiền căn gây nên các bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe người bệnh như thuyên tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ. Rối loạn mỡ máu ngày càng trẻ hóa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Lạm dụng rượu bia, thừa cân, béo phì, lười vận động… được xem là nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu ở người trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Dương Công Lĩnh, khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Mỡ máu là chất béo dạng sáp tồn tại trong máu, có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào và các hoạt động chức năng của cơ thể. Chất béo trung tính (Cholesterol và triglyceride) được xem là loại mỡ máu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể, bao gồm:
Cholesterol có mặt trong các tế bào của cơ thể. Chất béo trung tính cũng có trong tế bào và trong chất béo bão hòa có trong thịt, mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa, trứng… Gan cũng đóng vai trò sản xuất cholesterol và chất béo trung tính.
Rối loạn mỡ máu là nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của chất béo trong máu. Cụ thể:
Những người có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL rất thấp có nguy cơ mắc biến chứng xơ vữa động mạch cao hơn. Sự tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng bị hẹp lòng mạch, có thể tiến triển hẹp nặng gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến vấn đề tim mạch. Đây là nguyên nhân gây đột quỵ và tử vong.
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn mỡ máu nguyên phát thường bắt nguồn từ di truyền gia đình. Ngược lại tình trạng rối loạn mỡ máu thứ phát do các nguyên nhân, bệnh lý khác gây nên. (1)
Xem thêm: Máu nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những người mắc rối loạn mỡ máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Ngược lại, rối loạn mỡ máu được cho là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch và có triệu chứng cụ thể.
Một số dấu hiệu bệnh điển hình thường là khi chúng đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, não, thận như:
Một số người có mức cholesterol và chất béo trung tính cao khiến phát triển xanthomas, biểu hiện ở các vết nổi, u vàng vùng xung quanh mắt, khuỷu tay, mắt cá chân. Trường hợp này thường phổ biến ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn mỡ máu trong gia đình. (2)
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu được hiểu gồm hai nhóm: nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:
Là tình trạng rối loạn mỡ máu liên quan đến đột biến gen đơn hoặc đa gen dẫn đến sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải LDL; hoặc trong quá trình sản xuất thiếu hoặc thanh thải quá mức HDL. (3)
Các nguyên nhân có thể gây rối loạn mỡ máu bắt nguồn từ thói quen, tổ chức lối sống như:
Bạn có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu nguyên phát nếu có bố hoặc mẹ bị rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu thứ phát xuất phát từ các thói quen, lối sống thiếu lành mạnh.
Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất được gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu ở nam và 65 tuổi ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên nên được kiểm tra FH.
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán rối loạn mỡ máu ở người bệnh. Các chỉ số sau xét nghiệm cho biết nồng độ cao, thấp hay trong phạm vi lành mạnh của LDL, HDL, chất béo trung tính. Mức độ này có sự thay đổi, do đó mỗi người, đặc biệt là nhóm đối tượng nguy cơ cao cần xét nghiệm máu hàng năm. Đối với người đang điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu 3-6 tháng/lần.
Rối loạn mỡ máu rất nguy hiểm, là tiền căn gây nên các bệnh lý nghiêm trọng đe dọa sức khỏe như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, đột quỵ não, nhồi máu thận, tăng huyết áp… Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL thấp khiến người bệnh có nguy cơ đột quỵ tim cao hơn.
Mục tiêu điều trị rối loạn mỡ máu là hạn chế khả năng xảy ra các bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch như hội chứng mạch vành cấp tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh động mạch ngoại biên được cho liên quan đến tình trạng này. (4)
Điều trị rối loạn mỡ máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng rối loạn cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục tiêu điều trị dựa vào đích LDL, đích LDL có sự thay đổi với từng ca bệnh, người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, trung bình hay thấp.
Cholesterol cao thường được chỉ định điều trị bằng statin. Thuốc có cơ chế cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
Nếu phương pháp statin không làm giảm mức LDL và chất béo trung tính, một số loại thuốc có thể được chỉ định:
Mọi người đều có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cũng như không có biện pháp cụ thể giúp phòng tránh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, một số lưu ý có thể giảm thiểu khả năng mắc rối loạn mỡ máu như:
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ… Song người bệnh vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách duy trì lối sống lành mạnh kết hợp dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hãy lưu ý các hướng dẫn sau của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao:
Bài viết liên quan: Rối loạn lipid máu nên ăn gì và kiêng gì? 15 thực phẩm cần lưu ý
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như xơ vữa động mạch, tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc tắc động mạch chi dưới. Mỗi người có hàm lượng mỡ máu khác nhau trong cơ thể. Do đó tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ lựa chọn điều trị cá thể hóa từng ca bệnh nhằm đánh giá nguy cơ rối loạn mỡ máu cũng như áp dụng các phương pháp phù hợp với từng người bệnh, tối ưu kết quả điều trị.
Luyện tập thể dục thể thao được xem là một giải pháp góp phần hạn chế nguy cơ và biến chứng rối loạn mỡ máu. Mỗi ngày, bạn nên duy trì tập thể dục, thể thao khoảng 30-60 phút. Bạn có thể tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn loại hình bài tập, thời gian luyện tập phù hợp thể trạng.
Tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hệ thống trang thiết bị siêu âm tim gắng sức xe đạp hiện đại, có tải trọng lên đến 140kg, có thể điều khiển động cơ từ xa, thời gian khảo sát ngắn, hình ảnh rõ nét và mức độ chính xác cao. Nghiệm pháp này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở tim, đồng thời xác định mức độ gắng sức tối đa của người thực hiện. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn mức độ luyện tập phù hợp với bản thân.
Để đặt lịch khám, sàng lọc và điều trị rối loạn mỡ máu tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chúng ta không dùng nhiều hơn 6% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa; cũng như tránh xa chất béo chuyển hóa để phòng ngừa rối loạn mỡ máu. Mỗi người nên ưu tiên ngũ cốc, trái cây, rau quả… trong khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời chủ động khám sức khỏe định kỳ tầm soát rối loạn mỡ máu để phát hiện và điều trị kịp thời.