Phẫu thuật khớp háng là phẫu thuật quan trọng giúp cải thiện vận động chi dưới. Tuy nhiên, sau khi thay khớp háng, người bệnh nên chú ý tới việc điều chỉnh những động tác, tư thế hoạt động hằng ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên khớp nhân tạo, tránh các biến chứng sau phẫu thuật. Tìm hiểu thêm về quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp háng tại bài viết này.
Phẫu thuật thay khớp háng là kỹ thuật cắt bỏ khớp háng bị đau do tổn thương từ bệnh lý, sau đó thay thế bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thường được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. (1)
Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được ứng dụng và phát triển hơn 40 năm. Tới nay đã có hàng nghìn người bệnh đã được thay khớp háng thành công mỗi năm. Phương pháp điều trị này mở ra cho người bệnh cơ hội thoát khỏi tình trạng đau xương khớp dai dẳng và hồi sinh vận động. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó nên chỉ có các bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia giỏi cùng thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp mới có thể thực hiện thành công ca mổ, hạn chế biến chứng.
Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng được xem là một trong các thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển ngành chấn thương chỉnh hình. Với hơn 100 năm phát triển, hiện nay phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo không còn quá xa lạ với nhiều người. Việc cải tiến các vật liệu và những phương pháp phẫu thuật mới đã mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho người bệnh có vấn đề xương khớp.
Tương tự bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp háng cũng có một số rủi ro nhất định. Do đó, trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ khi có các biểu hiện của biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng như:
Chương trình phục hồi chức năng cần được bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật. Điều này sẽ giúp người bệnh sớm trở lại lối sống năng động và độc lập một cách an toàn. (2)
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về việc bắt đầu chương trình phục hồi chức năng nội trú hàng ngày với các kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Những bước đầu tiên của chương trình này gồm:
Sau khi xuất viện, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiếp tục chương trình theo dõi phục hồi chức năng ngoại trú. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh, thông thường cần phải thực hiện thêm một số buổi trước khi hồi phục hoàn toàn cơ chế dáng đi bình thường không sử dụng nạng hay khung tập đi.
Các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau hiệu quả, tăng sức mạnh cơ, cải thiện dáng đi, tăng cường khả năng di chuyển và khả năng tự thực hiện những công việc hằng ngày. (3)
Trong suốt quá trình tập phục hồi chức năng, người bệnh sẽ được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn cách bảo vệ khớp háng cùng một chương trình tập luyện riêng biệt. Bạn nên đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi.
Sau khi phẫu thuật thành công, người bệnh sẽ được đưa tới phòng hồi sức. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi các dấu hiệu bất thường của người bệnh sau ca mổ. Người bệnh sẽ được tiêm thêm thuốc giảm đau, thuốc chống huyết khối tĩnh mạch.
Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ được chuyển tới phòng dưỡng bệnh. Khi hoàn toàn tỉnh táo sau mổ, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh ngồi dậy và di chuyển với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Tập luyện vật lý trị liệu ngay sau khi phẫu thuật sẽ giúp quá trình phục hồi của người bệnh nhanh hơn, ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.
Trong thời gian nằm viện, kỹ thuật viên vật lý sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng, giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phục hồi khả năng di chuyển.
Những bài tập phục hồi ở giai đoạn này bao gồm:
Trước khi xuất viện, bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ trao đổi với bạn những lưu ý khi sinh hoạt ở nhà. Tùy theo tình trạng phục hồi, người bệnh sẽ cần chuẩn bị các vật dụng như ghế nâng cao bồn cầu, tay vịn trong nhà vệ sinh, gậy chống, ghế tắm, giày chuyên dụng.
Sau khi mổ, khớp háng của người bệnh có thể vẫn còn bị cứng và đau. Lúc này, luyện tập di chuyển sẽ giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau rất hiệu quả. Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 2 – 4 tuần để cơn đau giảm hẳn cũng như vận động linh hoạt trở lại.
Bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập hỗ trợ kiểm soát cơ và khớp tốt hơn, cải thiện tình trạng sưng, đau nhức. Sau đó người bệnh sẽ sớm thực hiện được các hoạt động bình thường.
Đối với người bệnh trẻ tuổi hoặc có thể trạng tốt, bạn hoàn toàn có thể tự sinh hoạt mà không cần đến sự giúp đỡ từ người khác chỉ sau vài ngày đến 2 tuần thực hiện phẫu thuật. Đối với người bệnh cao tuổi và có bệnh lý nội khoa đi kèm, thời gian quay trở lại sinh hoạt có thể sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, việc duy trì thực hiện những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh gia tăng sức mạnh và sự linh hoạt cho xương khớp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Người bệnh trẻ tuổi có thể di chuyển ngay ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng, trở lại sinh hoạt bình thường ngày chỉ sau 2 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp người cao tuổi, có các bệnh lý nền theo kèm như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường sẽ cần khoảng 3 – 6 tháng để hồi phục hoàn toàn. (4)
Khi chân đã lành, người bệnh có thể quay lại với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang… Tuy nhiên, bạn cần tránh các môn thể thao cường độ cao hoặc những bài tập yoga có động tác khó.
Sở hữu một đội ngũ chuyên gia, điều dưỡng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, tận tâm, nhiệt tình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang tới dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đa dạng cho người mắc các bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp hoặc người gặp chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân, bệnh tim mạch, hô hấp; các khuyết tật thường gặp ở trẻ em như bại não, tự kỷ và những rối loạn tâm thần như stress, trầm cảm…
Hơn thế nữa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn tiên phong áp dụng nhiều phương pháp trị liệu cập nhật mới nhất, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, tái hòa nhập cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là hạn chế tối đa di chứng.
Đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh còn được trải nghiệm dịch vụ với phòng tập theo tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo với kênh liên lạc thông suốt 24/7, giúp người bệnh yên tâm luyện tập mỗi ngày.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, ThS Trần Văn Dần, BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, BS.CKI Đào Văn Hoàn, BS.CKI, Lê Văn Tâm, BS Đặng Ngọc Minh Thùy, BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh, BS Trịnh Thị Ngọc Lan, BS Nguyễn Đỗ Vũ, BS.CKI Cát Hồng Hà, BS Mai Thị Chi Mai, BS.CKI Trần Thị Thu Hương, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng…
Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh biết cách bảo vệ khớp háng và sớm độc lập trong sinh hoạt hằng ngày. Trong quá trình tập vật lý trị liệu, nếu xuất hiện những triệu chứng sưng đau tại vết mổ, sốt, chân mổ có biến dạng hoặc di chuyển, cử động khó khăn…, người bệnh nên chủ động tái khám, từ đó có hướng xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.