Người già bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi mà đa số người bệnh tiểu đường đã có tuổi thắc mắc. Không chỉ cần đảm bảo đầy đủ chất trong mỗi bữa ăn, người lớn tuổi bị tiểu đường còn cần ăn thực phẩm ít tinh bột, nhiều chất xơ đảm bảo không làm tăng hay giảm đường huyết.
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý rối loạn nội tiết mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường trong máu, theo thời gian sẽ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng lên tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh nếu đường huyết tăng cao kéo dài không kiểm soát. (1)
Đái tháo đường tuýp 2 là phổ biến nhất, thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên, đặc biệt người lớn tuổi. Bệnh xảy ra khi cơ thể có tình trạng đề kháng với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng làm giảm đường huyết thông qua cơ chế giúp đưa đường từ máu vào trong tế bào, tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người bị tiểu đường lâu năm và người cao tuổi. Do vậy, việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi, nhất là chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1% – 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 0,3% – 2% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cơ thể nhận được các khoáng chất, vitamin và các chất cần thiết. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.
Nhưng khi cơ thể dần già đi, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, kể cả nhu cầu về dinh dưỡng. Người lớn tuổi cần cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng phải hạn chế dung nạp calo, tránh các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, hạn chế các món ăn chứa đường, nhiều tinh bột…
Không chỉ cần một chế độ dinh dưỡng khác biệt, người cao tuổi còn có những rối loạn ăn uống, biếng ăn do nhiều nguyên nhân như: sống một mình hoặc khó khăn khi đi lại, không thể tự nấu ăn, dùng nhiều thuốc làm thay đổi mùi vị, khô miệng và mất cảm giác thèm ăn, không có nhiều chi phí đầu tư đa dạng thực phẩm lành mạnh, nhai nuốt khó… (2)
Dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người lớn tuổi mắc đái tháo đường:
Không nên quá kiêng khem mà khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ và rau củ. Trong đó:
Ở người bệnh tiểu đường, việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm, bởi chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc.
Người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng nhóm bột đường khi ăn hạn chế, chỉ một lượng nhất định (cỡ nắm tay) trong bữa ăn.
Người lớn tuổi bị tiểu đường nên ăn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, đậu hà lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám…
Người bệnh nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50% – 60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải thìa, rau bina, cải xoăn, rau mùi, rau diếp, cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có ít calo và tinh bột. Bí đỏ non chứa chất chống oxy hóa và chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết. Các loại rau giàu chất xơ như cà rốt, củ cải đường, bơ, cải brussels.
Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Người lớn tuổi bị tiểu đường nên sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể, hỗ trợ các mô thần kinh và hormone, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K.
Các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa bao gồm: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…
Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.
Cung cấp đủ nước 40mL/kg cân nặng/ngày.
Dưới đây là quy tắc giúp người già bị bệnh tiểu đường có thể tránh được những thực phẩm không tốt cho sức khỏe:
Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị tiểu đường:
Thực đơn ăn một ngày dành cho người lớn tuổi bị tiểu đường không nên quá khắt khe, có thể linh động thay thế các thực phẩm tương tự. Chế độ ăn dựa trên nguyên tắc bổ sung tinh bột ít calo, giàu chất xơ, protein từ thực vật hoặc động vật, ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất béo tốt… Dưới đây là ý tưởng về thực đơn 1 ngày cho người lớn tuổi bị tiểu đường:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Người già bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Người lớn tuổi bị tiểu đường có nguy cơ cao bị các biến chứng về thần kinh, tim mạch, thận… Do vậy, người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết và chế độ ăn uống trong quá trình điều trị, đi kèm với tập luyện thể lực phù hợp và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.