Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị bệnh tiểu đường, riêng tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90%. Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư trong các loại bệnh tật tại Việt Nam. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 như thế nào để hiệu quả?
Nếu kiểm soát đường huyết không tốt sẽ đưa đến các biến chứng như: suy thận, đột quỵ, mù mắt, cắt bỏ chân… Vì vậy, người bệnh không chỉ chiến đấu với tình trạng bệnh từ ngày này sang ngày khác mà còn phải bền bỉ suốt đời, người bệnh phải thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. (1)
Việc lên kế hoạch chăm sóc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tránh tăng đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng là điều rất quan trọng. Việc lập kế hoạch ghi lại tình trạng bệnh, cách chăm sóc sức khỏe để người bệnh, người thân và bác sĩ theo dõi về tình trạng bệnh, giúp việc điều trị, lên phác đồ, lựa chọn các loại thuốc… trở nên thuận lợi, đơn giản, hiệu quả hơn.
Kế hoạch chăm sóc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm: quản lý các loại thuốc, liều lượng insulin sử dụng mỗi ngày, kiểm tra lượng đường trong máu, chế độ ăn uống từng ngày, cách xử lý khi tăng hoặc hạ đường huyết, điều trị các bệnh đi kèm khác…
Thời điểm | Chỉ số |
Trước ăn | 70 đến 130 mg/dL |
Sau 2 giờ ăn | < 180 mg/dL |
Lúc đi ngủ | 110 – 150 mg/dL |
Người bệnh có thể tự kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường cá nhân tại nhà và ghi lại các chỉ số đường huyết hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để bác sĩ đưa ra những con số trung bình, sau đó sẽ đối chiếu với mục tiêu cần đạt.
HbA1c < 6,5%, dùng để đánh giá kiểm soát đường huyết trong 3 tháng trước đó, cần làm từ 2 -4 lần/ năm.
Chỉ số | Mục tiêu |
LDL cholesterol | Dưới 70 mg/dL |
HDL cholesterol | Trên 40 mg/dL (nam)/ Trên 50 mg/dL (nữ) |
Triglycerides | Dưới 150 mg/dL |
Cholesterol | Dưới 170 mg/dL |
Tham khảo thêm: Cách phòng tránh hạ đường huyết trong dịp tết
Thu nhỏ khẩu phần ăn | Cắt giảm khẩu phần trong các bữa ăn chính và bữa ăn phụ để giảm cân |
Cân bằng chất bột, đường |
|
Ít chất béo bão hòa | Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gồm mỡ heo, các loại thịt, bơ, sữa nguyên kem, kem, pho mát, dầu cọ, dầu dừa… vốn làm tăng mỡ máu xấu, thúc đẩy cao huyết áp và bệnh tim. |
Ăn nhiều chất xơ | Chất xơ không thể tiêu hóa và không tăng lượng đường nên ăn nhiều chất xơ giúp giữ ổn định đường huyết, gồm: bột yến mạch, rau xanh, đậu, bột yến mạch… |
Chế độ vận động: mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe… Ngoài ra, người bệnh tận dụng các hoạt động ngoài trời, trong nhà như đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, làm vườn, quét nhà…. Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng, giảm được lượng đường trong máu.
Giáo dục sức khỏe cho người bệnh hiểu đúng về bệnh tiểu đường và những nguy hiểm do bệnh gây ra trong việc chủ quan, không tuân thủ điều trị, đặc biệt là chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị tại tại nhà. Người bệnh nên trang bị máy đo đường huyết tại nhà và máy theo dõi đường huyết liên tục để kịp xử trí, điều chỉnh mức đường huyết ở mức ổn định. Người bệnh cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng.
Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân: người nhà và nhân viên y tế cùng ngồi lại với người bệnh để đánh giá xem kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường có cải thiện qua từng cột mốc: sau 1 tháng điều trị, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng… Người bệnh được đánh giá thông qua: kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng biến chứng của bệnh… (2)
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Dựa vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ở trên, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng đường huyết của mình dễ dàng hơn. Và nếu trong quá trình chăm sóc và điều trị tiểu đường tuýp 2 người bệnh liên hệ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường đễ được tư vấn trợ.