Trong các mức độ hở van tim, hở van 2 lá 1/4 được xem là nhẹ nhất. Tuy chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu không được kiểm soát, bệnh có thể tiến triển nặng, gây suy tim.
“Giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm nước, van tim của con người cũng như vậy. Van tim giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim rồi từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể thực hiện sứ mệnh đẩy máu đi nuôi cơ thể”, BS.CKI Hoàng Thị Bình cho biết.
Trái tim có bốn buồng tim và 4 van tim, van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Trong khi tâm nhĩ phải được ngăn cách với tâm thất phải bởi van ba lá, thì tâm nhĩ trái được ngăn cách với tâm thất trái bởi van hai lá. Bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến một trong các thành phần cấu trúc của van 2 lá cũng dẫn đến hiện tượng hở van.
Hở van 2 lá 1/4 là tình trạng van 2 lá – một trong số các van tim – không đóng kín khi tim co bóp ở mức độ nhẹ. Van hai lá nối liền tâm nhĩ trái với tâm thất trái, giúp máu đi một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Bình thường khi van 2 lá mở, máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái. Khi tâm thất trái được bơm đầy máu, van 2 lá đóng lại để ngăn không cho máu chảy ngược về tâm nhĩ. Hở van hai lá xảy ra khi dòng máu chảy ngược từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái trong kỳ tâm thu.
Cấu trúc bộ máy van hai lá gồm vòng van, lá van, dây chằng và cơ nhú. Bất kỳ thành phần nào của bộ máy van hai lá bị tổn thương cũng gây ra tình trạng hở van. Do sự khác biệt về cơ chế tổn thương và phương pháp xử lý, hở van hai lá được phân ra gồm hở van hai lá cấp tính và hở van hai lá mạn tính. Trong đó, hở van hai lá cấp tính cần được can thiệp điều trị ngoại khoa sớm. (1)
Hở van hai lá lâu dài gây giãn nhĩ trái, thất trái, dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp. Bệnh hở van tim 2 lá có thể xảy ra song song cùng lúc với hẹp van 2 lá.
Hở van 2 lá được chia thành 4 độ:
Trong đó, hở van tim 2 lá 1/4 là tình trạng nhẹ nhất. Người bệnh chỉ cần theo dõi, tái khám định kỳ, ngoại trừ việc hở van tim là biến chứng của những bệnh lý khác gây ra như thấp tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim…
Nguyên nhân gây hở van hai lá 1/4 có thể cấp tính hay mạn tính.
Gây ra do thủng, rách van, đứt dây chằng, thường gặp trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim cấp, thấp tim cấp, thoái hóa van, chấn thương,…
Theo BS.CKI Hoàng Thị Bình, thông thường hở van hai lá mức độ nhẹ sẽ không biểu hiện triệu chứng đặc trưng, chỉ một số người bị khó thở, tức ngực, mệt mỏi khi gắng sức. Vì thế, người bệnh thường không biết mình mắc bệnh trong nhiều năm. Bệnh cũng có khả năng không tiến triển thêm. (2)
Siêu âm tim đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán hở van hai lá, là phương pháp xác định cơ chế, nguyên nhân, định lượng mức độ nghiêm trọng và tác động của hở van 2 lá lên tâm thất trái. Dựa trên những dữ liệu hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định tiên lượng, thời gian can thiệp phẫu thuật và tính khả thi của quá trình điều trị. (3)
Các cận lâm sàng cần làm để chẩn đoán:
Bác sĩ Hoàng Thị Bình cho biết, hở van 2 lá 1/4 không gây nguy hiểm đến sức khỏe, không có biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm, thay đổi lối sống tốt cho tim mạch, điều trị các bệnh lý nội khoa khác đi kèm (nếu có).
Lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục, ăn uống khoa học… cũng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hở van hai lá nói chúng và hở van hai lá 1/4 nói riêng. Một số điểm cần lưu ý là:
Người bị hở van 2 lá ¼ vẫn có thể sinh con. Tuy vậy, cần kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu kiến thức tim mạch trước khi mang thai để có đánh giá chính xác và nhận được lời khuyên phù hợp từ bác sĩ. Trong quá trình mang thai, thai phụ cũng cần được theo dõi thai và tình trạng sức khỏe thường xuyên, đảm bảo chế độ vận động, dinh dưỡng hợp lý.
Hầu hết các bệnh lý tim đều không di truyền. Tuy nhiên cũng giống như các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch khác, hở van hai lá có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Điều này có đồng nghĩa nếu như trong gia đình có người mắc bệnh, những người trong gia đình cần chú trọng các vấn đề chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống và khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.
Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, cyanid, formaldehyt… Hút thuốc lá không những làm tăng cơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột, giảm khả năng tình dục… mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư.
Trung tâm Tim mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS Nguyễn Minh Trí Viên (cố vấn phẫu thuật tim), TS.BS Trần Văn Hùng, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, BSCKII Huỳnh Ngọc Long, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, BSCKI Vũ Năng Phúc, TS.BS Nguyễn Thị Duyên, TS.BS Lê Thị Thanh Hằng, BS Nguyễn Đức Hưng, BS Nguyễn Phạm Thùy Linh, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy, BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, BS.CKI Hoàng Thị Bình, ThS.BS Nguyễn Quốc Khánh… không ngừng cập nhật và ứng dụng những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hở van 2 lá 1/4 không phải tình trạng nghiêm trọng đến mức gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần tái khám định kỳ, theo dõi các triệu chứng bệnh nếu có để kiểm soát tốt bệnh tình và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.