Hẹp van hai lá là bệnh lý tiến triển liên tục kéo dài cả đời, lúc đầu bệnh diễn biến không triệu chứng, nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ về sau. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như: tăng áp phổi, suy tim, rung nhĩ, đột quỵ,…
Hẹp van hai lá là tình trạng bất thường của van tim hai lá khi không thể mở hoàn toàn để máu đổ từ buồng tim phía trên bên trái (tâm nhĩ trái) xuống buồng tim phía dưới (tâm thất trái). Điều này khiến cho một lượng máu ứ lại tâm nhĩ trái, tăng áp lực và khiến máu ứ tại phổi gây mệt và khó thở. (1)
Theo BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc – Nội Tim Mạch – Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh: “Hiện nay, bệnh hẹp van hai lá vẫn đang chiếm đa số các trường hợp về bệnh van tim. Ở các nước đang phát triển, bệnh thường tiến triển nặng ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. Điều đáng tiếc là bệnh thường ít biểu hiện triệu chứng, và nhiều người bệnh còn chịu đựng được. Do vậy, nhiều người bệnh khi đến bệnh viện khám thường là giai đoạn trễ, van tim hẹp rất nặng và đã suy tim.”
Trái tim là trung tâm của hệ tuần hoàn, gồm có 4 buồng, 2 buồng phía trên (buồng nhĩ) dùng để nhận máu, 2 buồng tim dưới (buồng thất) dùng để bơm máu.
Hệ thống van tim bao gồm: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi có vai trò mở và đóng để dòng máu chỉ đi một chiều trong quả tim.
Van hai lá mở khi dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái, hai lá van đóng lại để ngăn dòng máu chảy ngược về nhĩ trái, khi van hai lá bị tổn thương thì chức năng đóng hoặc mở hoàn toàn bị ảnh hưởng.
Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân gây hẹp van hai lá ở người trưởng thành thường do sốt thấp khớp hay viêm nội tâm mạc liên quan đến liên cầu khuẩn tan máu nhóm A (hẹp van 2 lá hậu thấp). Tình trạng này gây dày dính van tim và dẫn tới hệ lụy hẹp van sau khoảng 5-10 năm mắc bệnh.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến hẹp van hai lá ở người trưởng thành như:
Hẹp van hai lá thường có rất ít triệu chứng, bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm, người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện khi đi siêu âm tim. Khi bệnh diễn tiến nặng dần, người bệnh cần khám tim mạch nếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau: (2)
Các triệu chứng bệnh sẽ tăng mức độ khi nhịp tim tăng, đặc biệt là khi người bệnh gắng sức. Nhịp tim tăng nhanh có thể đi cùng với triệu chứng của hẹp van hai lá hoặc có thể khởi phát khi bệnh nhân có thai hoặc căng thẳng hoặc nhiễm trùng.
Theo BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc cho biết, trong hẹp van hai lá, khi áp lực trong buồng tim tăng sẽ ảnh hưởng đến phổi dẫn tới khó thở và sung huyết phổi. Triệu chứng của bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và phổ biến ở độ tuổi 15-40.
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phát hiện hẹp van hai lá qua:
Tiêu chí để đánh giá mức độ nặng của hẹp van hai lá dựa vào các thông số siêu âm tim như mức độ chênh áp trung bình van hai lá, áp lực động mạch phổi và diện tích lỗ van. Đặc điểm của các mức độ hẹp cụ thể được chia ra nhẹ, vừa, và nặng như bảng bên dưới:
Các thông số đo đạc trên siêu âm tim | Mức độ hẹp van 2 lá | ||
Nhẹ | Vừa | Khít (nặng) | |
Chênh áp trung bình qua van hai lá (mmHg) | < 5 | 5-10 | > 10 |
Áp lực động mạch phổi (mmHg) | < 30 | 30 – 50 | > 50 |
Diện tích lỗ van hai lá | > 1.5 | 1.0 – 1.5 | < 1. 0 |
Bệnh hẹp van 2 lá tuy ít gặp trong những năm gần đây bởi sốt do liên cầu khuẩn có xu hướng giảm, tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì bệnh lý này vẫn còn tồn tại.
Ngoài những người có tiền sử sốt thấp khớp hay mắc các bệnh tự miễn, thì người cao tuổi, người hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Hẹp van hai lá luôn là bệnh lý tiềm ẩn rủi ro, bởi người bệnh luôn phải đối mặt với những biến chứng cấp tính, ngay cả khi bệnh chưa được phát hiện hoặc đang trong quá trình điều trị, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm: (3)
Người bệnh nên đi khám hoặc nhập viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt khi gắng sức thể lực, hồi hộp, hoặc đau ngực. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán hẹp van hai lá nhưng chưa có triệu chứng, nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch theo dõi và điều trị trong tương lai. Cần lưu ý rằng, hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và hướng xử trí tốt nhất.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng hẹp van hai lá, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám, dùng ống nghe để nghe tim, nghe phổi và tiến hành làm các xét nghiệm. Các phương pháp cận lâm sàng gồm:
Ngoài ra, các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh lý khác để xác định tình trạng bệnh van tim, để giúp tìm phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.
“Hiện nay bệnh hẹp van tim hai lá có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật nong van, sửa hoặc thay thế van tim và thay đổi lối sống. Song, tất cả các phương pháp này đều không thể khiến van tim hết hẹp hoàn toàn. Ngay cả khi đã thay van mới, người bệnh vẫn có nguy cơ bị hẹp van trở lại. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần lựa chọn thêm các giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim để bảo vệ van tốt hơn”, BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc chia sẻ.
Theo BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc, tùy vào mức độ bệnh và triệu chứng mà bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điều trị hẹp van 2 lá phù hợp: chỉ theo dõi, dùng thuốc, phẫu thuật,… (4)
Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài giúp chẩn đoán nhanh, chính xác góp phần hỗ trợ khám, tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch nhi và người lớn:
Máy chụp CT SOMATOM Drive 2 đầu bóng được nhập khẩu từ Đức với khả năng chụp 768 lát cắt trong một vòng quay, quét cắt lớp vi tính toàn thân chỉ từ 3 đến 4 giây, có khả năng chụp nhanh và giảm liều tia tối đa, hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý tim mạch, đặc biệt khảo sát mạch vành không phụ thuộc vào nhịp tim, liều thấp chỉ tương đương như một lần chụp X quang ngực thông thường…
Bên cạnh đó, máy chụp cộng hưởng từ thế hệ mới MAGNETOM Amira BioMatrix (Siemens – Đức) ứng dụng công nghệ Ma trận sinh học toàn phần (BioMatrix) tiên tiến, giúp chụp tim không cần nín thở, cá nhân hóa quy trình chụp dựa vào trí tuệ nhân tạo, rút ngắn thời gian chụp và tối ưu hóa hình ảnh.
Đi kèm với trang thiết bị tiên tiến là phòng khám tiện nghi, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, an tâm khi đến khám và điều trị. Các khu vực chức năng, phòng nội trú được thiết kế và bài trí theo tiêu chuẩn của khách sạn cao cấp. Phòng nội trú có đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế…
Cách tốt nhất để phòng bệnh hẹp van hai lá là phòng ngừa sốt thấp khớp, do đó, khi bị viêm họng, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả. Viêm họng do liên cầu khuẩn nếu không được điều trị sẽ gây nên tình trạng sốt do thấp khớp. Điều may mắn là viêm họng do liên cầu khuẩn hoàn toàn trị được nếu dùng kháng sinh đúng cách.
Một số phương pháp khác phòng ngừa bệnh được khuyến cáo như:
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên phong cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật mới trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Nhờ đó, nhiều trường hợp người bệnh được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, có hướng can thiệp xử trí kịp thời, ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc nhấn mạnh, khi bản thân hoặc người nhà mắc bệnh hẹp van hai lá, dù đã phẫu thuật hay chưa, điều quan trọng nhất vẫn là can thiệp để bệnh không tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn. Song song với đó, mỗi người nên chủ động phòng ngừa bệnh để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.